23:23 - 20/01/2025

Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM

Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM. Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM là khi nào?

Nội dung chính

    Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM

    Ngày 12/11/2024, Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025.

    Theo đó, đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy.

    Thời gian làm bài 150 phút.

    Cấu trúc đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn.

    Trong đó:

    - Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ:

    + Tiếng Việt: 30 câu hỏi;

    + Tiếng Anh: 30 câu hỏi.

    - Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi.

    - Phần 3: Tư duy khoa học:

    + Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi;

    + Suy luận khoa học: 18 câu hỏi.

    >> Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM chi tiết, đầy đủ

    Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM

    Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM (Hình từ Internet)

    Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM là khi nào?

    Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức như sau:

    - Thời gian thông báo phiếu dự thi cho thí sinh:

    + Đợt 1: Ngày 22/3/2025;

    + Đợt 2: Ngày 24/5/2025.

    - Thời gian tổ chức thi:

    + Đợt 1: Ngày 30/3/2025;

    + Đợt 2: Ngày 01/6/2025.

    - Thời gian chấm thi:

    + Đợt 1: Ngày 31/3 - 15/4/2025;

    + Đợt 2: Ngày 02/6 – 15/6/2025.

    - Thông báo kết quả:

    + Đợt 1: Ngày 16/4/2025;

    + Đợt 2: Ngày 16/6/2025.

    Điểm thi đánh giá năng lực được xét tuyển thẳng vào đại học không?

    Căn cứ Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:

    Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
    1. Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do cơ sở đào tạo quy định.
    2. Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia, được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp) vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường hợp sau:
    a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
    b) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
    ...

    Theo đó, thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực cao không đương nhiên được xét tuyển thẳng vào đại học. Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng vào đại học bao gồm:

    - Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc

    - Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia, được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải

    - Thí sinh có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên, hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc đúng ngành được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng.

    - Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường

    - Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ

    - Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo

    - Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

    Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tuân thủ những quy định gì trong phòng thi?

    Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 21 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT, thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tuân thủ các quy định trong phòng thi như sau:

    (1) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; xuất trình Thẻ Căn cước/CCCD/Hộ chiếu, thẻ dự thi khi có yêu cầu của Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi;

    (2) Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ.

    Cấm mang vào phòng thi/phòng chờ: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;

    (3) Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang, chất lượng các trang in và mã đề thi ở từng trang bảo đảm thống nhất (đối với các môn trắc nghiệm); nếu phát hiện đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với Giám thị, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;

    (4) Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho Giám thị khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép Giám thị, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (màu xanh hoặc màu đen);

    (5) Đối với buổi thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài và phải nộp bài làm, đề thi và giấy nháp trước khi rời phòng thi, khu vực thi; đối với bài thi trắc nghiệm, thí sinh không được phép ra khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi và thời gian giữa hai môn thi của bài thi tự chọn; nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì Giám thị phải báo cho Giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng Giám sát phòng thi cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;

    (6) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).

    20
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ