17:14 - 11/11/2024

Đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ điện áp nhất thứ

Đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ điện áp nhất thứ được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ điện áp nhất thứ

    Đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ điện áp nhất thứ được quy định tại Điều 44 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành như sau:

    1. Ký tự đầu được quy định như sau:

    a) Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S;

    b) Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H;

    c) Đối với tuabin khí: Ký hiệu là chữ GT;

    d) Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST;

    đ) Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D;

    e) Đối với phong điện: Ký hiệu là chữ WT;

    g) Đối với thủy điện tích năng: Ký hiệu là chữ PH;

    h) Đối với điện thủy triều: Ký hiệu là chữ TH;

    i) Đối với điện nguyên tử: Ký hiệu là chữ N;

    k) Đối với điện mặt trời: Ký hiệu là chữ SS;

    l) Đối với điện địa nhiệt: Ký hiệu là chữ GS;

    m) Đối với máy bù đồng bộ: Ký hiệu là chữ B.

    2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.

    Ví dụ:

    - S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện hơi nước số 1.

    - GT2: biểu thị tổ máy tuabin khí số 2.

    Trên đây là nội dung quy định về việc đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ điện áp nhất thứ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 44/2014/TT-BCT.

    10