10:24 - 18/12/2024

Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 ở đâu? Công dân khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?

Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 ở đâu? Công dân khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?

Nội dung chính


    Khám nghĩa vụ quân sự 2024 ở đâu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết.

    (1) Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã

    - Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

    - Nội dung sơ tuyển sức khỏe:

    + Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

    + Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

    - Quy trình sơ tuyển sức khỏe:

    + Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

    + Tổ chức sơ tuyển sức khỏe

    + Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

    + Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

    + Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe.

    (2) Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện:

    - Nội dung khám sức khỏe

    + Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định.

    + Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

    + Phân loại sức khỏe

    - Quy trình khám sức khỏe

    + Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

    + Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe.

    + Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định.

    + Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    + Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định.

    + Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

    Như vậy, theo như quy định nêu trên thì công dân đi khám nghĩa vụ quân sự ở trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện theo 2 vòng khám sơ tuyển và khám sức khỏe chi tiết.

    Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 ở đâu? Công dân khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?

    Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 ở đâu? Công dân khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không? (Hình từ internet)

    Đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo các loại giấy tờ gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau:

    Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
    1. Phải xuất trình
    a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
    b) Giấy chứng minh nhân dân;
    c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
    2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
    3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
    4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    Căn cứu theo quy định nêu trên thì khi công dân đi khám nghĩa vụ quân sự cần xuất trình các giấy tờ như sau:

    - Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

    - Giấy chứng minh nhân dân; căn cước công dân

    - Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

    Công dân khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau:

    Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
    ...
    2. Nội dung khám sức khỏe
    a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
    b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
    c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.
    ...

    Ngoài ra, tại tiểu mục 8 Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định về khám ngoại khoa ví dụ như bệnh trĩ như sau:

    8. Khám ngoại khoa:
    Số 84: Trĩ.
    - Cách khám: Khám từng ng­­­ười một ở nơi đủ ánh sáng, ng­­­ười đ­­ược khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh.
    - Phân loại: Lấy đư­­­ờng l­­­ược của hậu môn làm chuẩn (cơ thắt hậu môn):
    + Nếu búi trĩ ở trong cơ thắt là trĩ nội.
    + Nếu búi trĩ ở ngoài cơ thắt là trĩ ngoại.
    + Nếu búi trĩ ở đ­­­ường l­­­ược là trĩ hỗn hợp.
    - Triệu chứng: ỉa ra máu t­­ươi (có thể rỏ từng giọt sau khi đại tiện chùi mới thấy máu t­­­ươi):
    + Trĩ lòi ra ngoài tự co đ­­­ược hay không tự co đư­­­ợc (phải đẩy lên).
    + Búi trĩ loét rớm máu.
    + Đã có tắc tĩnh mạch trĩ.
    - Cách ghi vị trí búi trĩ:
    Ví dụ: Trĩ nội 5 giờ 0,8 cm; trĩ ngoại 7 giờ 0,5 cm (phía x­­­ương cùng là 6 giờ, đối diện là 12 giờ).
    Số 150: Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel).
    - Đứng về ph­­­ương diện giải phẫu, giãn tĩnh mạch thừng tinh thư­­­ờng ở về bên trái. Nếu sờ thấy to hơn bên phải chút ít thì chư­­­a gọi là bệnh lý.
    - Nhẹ: Sờ thấy tĩnh mạch to, thẳng, ch­­ưa quấn vào nhau thành búi.
    - Nặng: Sờ thấy tĩnh mạch to, quấn vào nhau thành búi nh­­ư búi giun và thường làm sa bìu. Khi khám không cần cho chạy mà khám lúc bình thường.
    Số 103: Bàn chân bẹt.
    Bình th­­ường bàn chân in trên nền gạch, dấu chân bị khuyết ở vùng vòm bàn chân. Bàn chân bẹt dấu in không thấy khuyết ít ở vùng vòm.

    Như vậy, đối với một số bệnh khi kiểm tra sức khỏe buộc công dân phải cởi đồ để bác sĩ có thể khám chi tiết và xác định chính xác tình trạng bệnh.

    Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu cởi đồ để kiểm tra.

    4