Có thể hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao lâu?
Nội dung chính
Có thể hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao lâu?
Căn cứ Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định hoãn phiền họp, mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
1. Hòa giải viên hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một trong các bên đã được thông báo mà vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì chấm dứt hòa giải, đối thoại; Hòa giải viên chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Hòa giải viên, Thẩm phán tham gia phiên họp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
c) Theo yêu cầu của các bên.
2. Khi hoãn phiên họp, Hòa giải viên phải thông báo bằng văn bản cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Thời gian hoãn phiên họp là không quá 07 ngày kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên họp.
3. Hết thời gian quy định tại khoản 2 Điều này, Hòa giải viên phải mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
Như vậy, Hòa giải viên có thể ra thông báo bằng văn bản về việc hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại. Thời gian hoãn phiên họp là không quá 07 ngày kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên họp.
Có thể hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao lâu? (Internet)
Có thể điểm chỉ trong biên bản họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án không?
Theo Điều 30 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
1. Hòa giải viên trình bày tóm tắt diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại và nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất.
2. Các bên, người đại diện phát biểu ý kiến về nội dung đã thỏa thuận, thống nhất.
3. Trường hợp nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày bổ sung.
4. Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại theo quy định tại Điều 31 của Luật này và đọc lại biên bản cho các bên nghe.
5. Các bên, người đại diện, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ, Hòa giải viên ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.
6. Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải, đối thoại do các bên cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ.
Theo đó, các bên, người đại diện, người phiên dịch tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải có thể ký hoặc điểm chỉ biên bản ghi nhận kết quả hòa giải.