09:51 - 09/11/2024

Có được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không? Từ chối nhận di sản bằng miệng sẽ không có giá trị?

Có được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không? Từ chối nhận di sản bằng miệng sẽ không có giá trị? Di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng không chỉ định người quản lý di sản thì thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Có được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không? Từ chối nhận di sản bằng miệng sẽ không có giá trị?

    Có được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không?

    Dạ, Luật sư cho em hỏi: Cậu em mới chết có để lại di chúc và có trích một phần tài sản bảo là phải để vào việc thờ cùng, mự em cũng đã nhận phần tài sản theo di chúc mà cậu em để lại, em muốn biết thêm là về nguyên tắc có được bán thêm di sản để thờ cúng đó không?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định di sản dùng cho việc thờ cúng như sau:

    Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Như vậy, có thể thấy đối chiếu quy định trên thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng mà cậu của bạn để lại chỉ được dùng cho việc thờ cúng mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế hoặc người nào khác thậm chí bán nó đi.

    Từ chối nhận di sản bằng miệng sẽ không có giá trị?

    Từ chối nhận di sản bằng miệng sẽ không có giá trị pháp lý có đúng không? Nghe đâu phải lập thành văn bản có công chứng mới được.

    Trả lời:

    Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về từ chối nhận di sản như sau:

    1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

    3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

    Theo quy định thì việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, thực hiện trước thời điểm phân chia di sản và được gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Cho nên nếu không lập thành văn bản và tuân thủ quy định này thì việc từ chối nhận di sản sẽ không có giá trị.

    Đối với văn bản từ chối này không yêu cầu phải công chứng, cho nên có thể không công chứng cũng có giá trị. Xem chi tiết tại: Văn bản từ chối nhận di sản có phải công chứng không?

    Di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng không chỉ định người quản lý di sản thì thực hiện ra sao?

    Dạ, bố em mất và có chia thừa kế di chúc cho tất cả anh chị em với nhau và dành ra một phần di sản để thờ cúng nhưng lại không chỉ định người quản lý di sản đó. Như vậy thì giờ giải quyết thế nào, có được chia tiếp theo pháp luật không?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

    1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

    Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

    Căn cứ thêm Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chia thừa 

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Như vậy, đối với di sản để lại trong di chúc cho việc thờ cúng thì không được chia theo pháp luật, hơn nữa mặc dù bố của bạn không chỉ định người quản lý di sản nhưng những người thừa kế anh chị em bạn phải cử người quản lý di sản thờ cúng.

    Trân trọng!

    10