17:05 - 11/11/2024

Từ chối nhận di sản thừa kế để thế chấp được quy định như thế nào?

Từ chối nhận di sản thừa kế để thế chấp được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Từ chối nhận di sản thừa kế để thế chấp được quy định như thế nào?

    1. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tài sản có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bố bạn thì chỉ cần mình bố bạn ký vào hợp đồng thế chấp là có thể thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng được rồi. Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của bố mẹ bạn thì chỉ cần bố mẹ bạn ký hợp đồng thế chấp là được. Nếu tài sản chung của hộ gia đình thì mới đòi hỏi có chữ ký, ý kiến của các anh, chị em bạn.

    2. Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đối với tài sản của người đã chết cho cá nhân còn sống hoặc chuyển dịch cho tổ chức. Khi chủ sở hữu tài sản còn sống thì vấn đề thừa kế chưa được đặt ra, người có di sản có thể lập di chúc nhưng di chúc đó cũng chưa có hiệu lực (đến khi người có di chúc chết). Vì vậy, việc cán bộ ngân hàng yêu cầu gia đình bạn phải thực hiện các thủ tục về thừa kế khi vay vốn là không đúng pháp luật, không cần thiết và không có giá trị pháp lý.

    3. Vấn đề từ chối di sản, khước từ di sản được quy định tại Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, "thời hạn từ chối di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế" (ngày người có di sản chết). Vì vậy, khi bố bạn chưa chết mà anh chị em bạn đã từ chối nhận di sản là chưa có giá trị pháp lý. Nếu nay bố bạn qua đời không để lại di chúc thì di sản của bố bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất (ông bà bạn, mẹ bạn và các anh, chị, em bạn ) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.

    9