Thứ 2, Ngày 28/10/2024
11:18 - 17/10/2024

Chuẩn mực xử sự của công chức, viên chức bảo hiểm xã hội trong khi thi hành công vụ là gì?

Bốn trường hợp cụ thể nào được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên của công chức và viên chức trong BHXH, theo các quy định hiện hành?

Nội dung chính

    Chuẩn mực xử sự của công chức, viên chức bảo hiểm xã hội trong khi thi hành công vụ là gì?

    Tại Chương 2 Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2018 về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định công chức, viên chức BHXH trong khi thi hành công vụ cần phải tuân theo quy định:

    (1) Về thời gian làm việc:

    - Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của Ngành, của cơ quan, đơn vị.

    - Sắp xếp, sử dụng thời giờ làm việc khoa học và hiệu quả.

    - Không sử dụng thời gian làm việc hành chính để làm việc riêng.

    (2) Trang phục, tác phong:

    - Trang phục gọn gàng, lịch sự; đeo biển tên, thẻ công chức, viên chức theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành.

    - Tác phong văn minh, lịch sự, nghiêm túc, đúng mực trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc.

    - Thái độ hòa nhã, niềm nở, tôn trọng người giao tiếp, người đến giao dịch, giải quyết công việc.

    - Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

    Theo đó là khi thi nhành công vụ cần tuân theo một số chuẩn mực như sau:

    - Chuẩn mực xử sự trong cơ quan, đơn vị

    - Chuẩn mực xử sự trong quan hệ, giao dịch với cơ quan, tổ chức và người dân

    - Chuẩn mực xử sự đối với cá nhân, đồng nghiệp

    Cần phải thận trọng đối với:

    - Hành vi, xử sự trong hội họp, sinh hoạt tập thể

    - Bảo vệ bí mật và kỷ luật phát ngôn

    - Quy định về sử dụng tài sản công