08:59 - 27/09/2024

Chính sách hỗ trợ sinh viên đi học hiện nay có các thắc mắc nào cần giải đáp cụ thể?

Các thắc mắc về chính sách hỗ trợ sinh viên đi học hiện nay cần được giải đáp cụ thể như thế nào?

Nội dung chính

    Chính sách hỗ trợ sinh viên đi học hiện nay có các thắc mắc nào cần giải đáp cụ thể?

    - Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HS, SV) quy định về đối tượng được vay vốn như sau: HS, SV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

    HS, SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

    HS, SV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

    - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

    - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật (đối với khu vực nông thôn, mức thu nhập trên 200.000-300.000 đồng/người/tháng; đối với khu vực thành thị, mức thu nhập trên 260.000-390.000 đồng/người/tháng

    - Thông tư số: 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 /11/2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội).

    HS, SV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

    Riêng HS, SV thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Công văn số 2287/NHCS-TDSV ngày 16-9-2010 của tổng giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội Việt Nam thì chỉ được vay một lần với thời gian học được vay vốn tối đa không quá 12 tháng.

    Mức cho vay cụ thể căn cứ vào thời hạn HS, SV theo học tại trường, mức thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu vay vốn của người vay, nhưng không vượt quá số tiền quy định cho vay tối đa đối với mỗi HS, SV (mức cho vay tối đa hiện nay là 900.000 đồng/tháng/HS, SV - áp dụng từ ngày 15-11-2010).

    Đối với những HS, SV thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1 Công văn số 2287/NHCS-TDSV mà trước đây đã giải ngân cho vay bằng hoặc lớn hơn mức quy định nêu trên thì chấm dứt việc giải ngân và tiến hành thỏa thuận định kỳ hạn trả nợ.

    Tuy nhiên khoản 1 văn bản số 2547 ngày 15-10-2010 của tổng giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội Việt Nam (về việc trả lời vướng mắc về thực hiện cho vay vốn tín dụng HSSV) cũng quy định: HS, SV thuộc khoản 3 Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg trong thời gian theo học chỉ được vay một lần với thời hạn không quá 12 tháng.

    Trường hợp hộ gia đình đã nhận tiền vay đủ 12 tháng nhưng hộ vẫn còn khó khăn hoặc lại khó khăn tiếp vì một trong các lý do như đã nêu được UBND cấp xã xác nhận thì người vay (HS, SV) tiếp tục được nhận tiền vay không quá 12 tháng tiếp theo, nhưng không vượt quá thời hạn phát tiền vay theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg.

    Để tránh bị lợi dụng, mỗi lần hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính với các lý do như tại Điểm 3 Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nếu vay tiếp phải được UBND cấp xã xác nhận bằng văn bản nêu rõ lý do khó khăn hoặc danh sách do UBND cấp xã lập gửi NHCSXH vào dịp đầu năm học, kỳ học mới.

    Về điều kiện vay vốn, theo Điều 4 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007:

    - HS, SV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại đối tượng được vay vốn.

    - HS, SV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận của nhà trường.

    - Đối với HS, SV năm 2 trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

    Về phương thức cho vay: có hai phương thức cho vay:

    HS, SV vay vốn thông qua hộ gia đình:

    - Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.

    - Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn Ngân hành Chính sách xã hội gửi UBND cấp xã xác nhận.

    Đối với HS, SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động: được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại Ngân hành Chính sách xã hội nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.

    Thời hạn cho vay: là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong khế ước vay vốn. Trong đó thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HS, SV kết thúc khóa học, kể cả thời gian HS, SV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).

    Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, thông tin từ UBND xã thông báo từ năm 2010 HS, SV không còn được vay vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội là không đúng theo quy định của pháp luật.

     

    55
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ