14:19 - 27/09/2024

Chỉ tiêu thống kê tự kiểm tra, xử lý văn bản được quy định như thế nào trong Thông tư 10/2017/TT-BTP?

Chỉ tiêu thống kê tự kiểm tra, xử lý văn bản được quy định như thế nào trong Thông tư 10/2017/TT-BTP? Ai là đơn vị chủ trì và phối hợp trong việc thu thập, tổng hợp số liệu này?

Nội dung chính

    Chỉ tiêu thống kê tự kiểm tra, xử lý văn bản được quy định như thế nào trong Thông tư 10/2017/TT-BTP?

    Chỉ tiêu thống kê tự kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Tiểu mục 0201 Mục 02 Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BTP như sau:

    Khái niệm, phương pháp tính

    Khái niệm

    Chỉ tiêu tự kiểm tra, xử lý văn bản phản ánh kết quả tự kiểm tra văn bản do chính cơ quan, cá nhân có thẩm quyền (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) ban hành hoặc liên tịch ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật”.

    - Văn bản QPPL: theo khái niệm đã nêu tại chỉ tiêu số 0101.

    - Kiểm tra văn bản QPPL là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật (khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản QPPL).

    - Văn bản được kiểm tra gồm:

    + Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

    + Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    + Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND;

    + Văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.

    - Văn bản được xử lý gồm:

    + Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;

    + Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;

    + Văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành (Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP).

    - Văn bản có chứa QPPL ban hành không đúng hình thức, thẩm quyền là văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành, bao gồm:

    + Văn bản có chứa QPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND;

    + Văn bản có chứa QPPL hoặc văn bản có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.

    Việc kiểm tra văn bản có chứa QPPL ban hành không đúng hình thức, thẩm quyền được tiến hành khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (Điều 126 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP).

    - Tình trạng xử lý văn bản trái pháp luật nhằm theo dõi số lượng văn bản trái pháp luật đã được xử lý, chưa xử lý. Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật gồm: đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đính chính đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày (Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP).

    Phương pháp tính

    Trong trường hợp một văn bản QPPL bị phát hiện có một hoặc nhiều dấu hiệu trái pháp luật khác nhau như: sai thẩm quyền ban hành; nội dung văn bản trái với Hiến pháp, trái với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục xây dựng ban hành thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Hoặc thậm chí một văn bản phát hiện có cả dấu hiệu trái pháp luật và sai sót (như: sai sót về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày) thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản trái pháp luật (không tính theo tổng số lượng dấu hiệu trái pháp luật, sai sót của một văn bản) và thống kê vào nhóm các văn bản sai về thẩm quyền ban hành, nội dung.

    Trường hợp một văn bản QPPL phát hiện một hoặc cả hai sai sót (gồm: căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày) thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản có sai sót và thống kê vào nhóm các văn bản sai sót khác.

    Phân tổ chủ yếu

    - Văn bản QPPL được kiểm tra;

    - Loại văn bản được xử lý (văn bản trái pháp luật; văn bản sai sót; văn bản có chứa QPPL ban hành không đúng hình thức, thẩm quyền);

    - Tình trạng xử lý văn bản trái pháp luật (số văn bản đã xử lý, số văn bản đang xử lý);

    - Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

    Kỳ công bố: Năm.

    Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp.

    Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    Chủ trì: Cục Kế hoạch - Tài chính;

    Phối hợp: Cục kiểm tra văn bản QPPL.

    23
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ