15:12 - 13/11/2024

Chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 gồm gì?

Chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 gồm gì?

Nội dung chính

    Đối tượng của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 gồm ai?

    Căn cứ tiểu mục II Điều 1 Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 quy định về đối tượng của Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 như sau:

    Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:

    ...

    II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

    1. Đối tượng thụ hưởng: Học sinh đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại trường học.

    2. Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế và nhân viên, người lao động tại nhà bếp, nhà ăn, căng tin, người làm công việc khác liên quan đến sức khỏe học đường trong trường học; người làm việc tại các cơ sở cung cấp suất ăn, đồ uống cho học sinh; cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Theo đó, đối tượng của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 gồm đối tượng thụ hưởng và đối tượng thực hiện như sau:

    - Đối tượng thụ hưởng: Học sinh đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại trường học.

    - Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế và nhân viên, người lao động tại nhà bếp, nhà ăn, căng tin, người làm công việc khác liên quan đến sức khỏe học đường trong trường học; người làm việc tại các cơ sở cung cấp suất ăn, đồ uống cho học sinh; cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

    (Hình từ Internet)

    Chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 gồm gì?

    Căn cứ tiểu mục 1 mục III Điều 1 Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 quy định về chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

    - 80% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định.

    - 85% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định.

    - 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh.

    - 75% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định.

    - 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.

    - 80% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn; 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ rọi không dưới 300 Lux); 50% trường học phổ thông bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào?

    Theo tiểu mục 1 mục VI Điều 1 Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 quy định về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

    +) Tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; trong đó xây dựng, ban hành kế hoạch bao gồm những dự án, kinh phí và các nội dung liên quan với lộ trình triển khai cụ thể. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    +) Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới sức khỏe học đường, trong đó có việc bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ đãi ngộ phù hợp trong việc thực hiện công tác sức khỏe học đường. Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành về công tác y tế trường học từ Trung ương đến địa phương.

    +) Hướng dẫn về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh kết hợp tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, bữa ăn học đường phù hợp với lứa tuổi, vùng, miền và hình thức tổ chức; quy định nhằm hạn chế học sinh tiếp cận với các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe; xây dựng các tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh, bệnh, tật học đường và vệ sinh trường học, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần.

    +) Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học để thực hiện hiệu quả công tác sức khỏe học đường, trong đó chú trọng bữa ăn học đường.

    +) Hướng dẫn các hình thức hoạt động, vận động phù hợp với lứa tuổi, sở thích và tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh trong trường học.

    +) Hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Chương trình với các đề án khác liên quan đã được phê duyệt (Đề án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017- 2025; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình Sức khỏe Việt Nam và các đề án khác).

    Trân trọng!

    5