Cán bộ Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm những ai? Hội viện Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm những ai?
Nội dung chính
Cán bộ Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định Cán bộ Hội chữ Thập đỏ như sau:
Cán bộ Hội là những người do đại hội cấp Hội bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền Điều động, luân chuyển, phân công, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ Hội, được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định cán bộ Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm:
- Cán bộ Hội gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách.
- Cán bộ Hội chuyên trách là người đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Hội, được đại hội cấp Hội bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền của Hội tuyển dụng, bổ nhiệm; được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Nhà nước và của Hội; có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Hội.
- Cán bộ Hội không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, được đại hội cấp Hội bầu ra nhưng không đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Hội; được cấp Hội có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định.
Cán bộ Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm những ai? Hội viện Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Hội viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định hội viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm:
- Hội viên của Hội gồm: hội viên cá nhân và hội viên tập thể.
- Hội viên cá nhân: là những người Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên cá nhân thì được công nhận là hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Hội viên tập thể: là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên tập thể, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội được công nhận là hội viên tập thể của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên Hội chữ thập đỏ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên Hội chữ thập đỏ như sau:
Hội viên có các nhiệm vụ sau:
- Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ Điều lệ và các nghị quyết của Hội; tuyên truyền tôn chỉ, Mục đích của Hội.
- Tham gia tích cực các hoạt động của Hội; giúp đỡ và vận động giúp đỡ những người khó khăn; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
- Tham gia xây dựng Hội vững mạnh và đóng hội phí theo quy định.
Hội viên cá nhân có các quyền sau:
- Được ứng cử, đề cử vào ban lãnh đạo Hội.
- Được đề xuất, thảo luận, biểu quyết và giám sát các công việc của Hội.
- Được sinh hoạt, hoạt động, được cung cấp thông tin về Hội.
- Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp và giúp đỡ khi gặp khó khăn; được khen thưởng theo quy định của Hội và của Nhà nước.
- Trong khi tham gia hoạt động Chữ thập đỏ, hội viên bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được Hội đề nghị giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật.
- Được thôi không là hội viên khi không đủ Điều kiện tham gia.
Hội viên tập thể có các quyền sau:
- Được bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp khi tham gia các hoạt động nhân đạo của Hội; được khen thưởng theo quy định của Hội và của Nhà nước.
- Được sử dụng logo của tổ chức, đơn vị mình trong một số hoạt động Chữ thập đỏ mà tổ chức, đơn vị có đóng góp.
- Được thôi không là hội viên khi không đủ Điều kiện tham gia
Tình nguyện viên Chữ thập đỏ phải đáp ứng điều kiện nào? Có các danh hiệu nào cho tình nguyện viên Chữ thập đỏ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định tình nguyện viên Chữ thập đỏ phải đáp ứng điều kiện sau:
- Tình nguyện viên Chữ thập đỏ là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi
- Tuân thủ Điều lệ Hội, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và các quy định tại Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Có khả năng và Điều kiện tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định các danh hiệu dành cho tình nguyện viên Chứ thập đỏ như sau:
- Tình nguyện viên Chữ thập đỏ có các danh hiệu:
+ Tình nguyện viên cấp một,
+ Tình nguyện viên cấp 2,
+ Tình nguyện viên cấp 3
+ Tình nguyện viên hoạt động 1.
Việc công nhận danh hiệu tình nguyện viên được căn cứ theo thâm niên hoạt động và những đóng góp của tình nguyện viên đối với hoạt động Hội.