10:51 - 12/11/2024

Cách ghi hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ trên nhãn hóa chất

Cách ghi hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ trên nhãn hóa chất được quy định như thế nào? Tôi đang là sinh viên khoa Hóa và đang làm báo cáo tốt nghiệp về các hình đồ trên nhãn hóa chất, tôi muốn biết rõ hơn cách ghi hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ trên nhãn hóa chất được quy định như thế nào để đáp ứng cho công việc. Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Cách ghi hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ trên nhãn hóa chất

    Cách ghi hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ trên nhãn hóa chất được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:

    - Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất ghi nhãn hoá chất phải có hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo và cảnh báo nguy cơ thích hợp, theo phân loại hoá chất quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Thông tư này;

    - Hình đồ cảnh báo là thông tin để người sử dụng có thể hiểu chính xác mà không gây ra các cách hiểu sai đối với nhãn hoá chất. Chi tiết hình đồ cảnh báo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

    Ví dụ 1 Hình đồ cảnh báo: Hình đồ “Ngọn lửa” ghi trên bao bì trực tiếp cảnh báo một trong những hóa chất sau:

    - Chất dễ cháy;

    - Chất tự phản ứng;

    - Chất tự cháy, tự dẫn lửa;

    - Chất tự phát nhiệt;

    - Chất khi phản ứng có sinh khí dễ cháy;

    - Peroxit Hữu cơ.

    - Từ cảnh báo được sử dụng để chỉ ra mức độ nguy hiểm tương đối của nguy cơ và cảnh báo người đọc về nguy cơ tiềm tàng trên nhãn. Từ cảnh báo được thể hiện bằng chữ in thường, đậm hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn 2 mm. Từ cảnh báo được sử dụng trong GHS gồm các từ: Nguy hiểm được sử dụng cho các cấp nguy cơ nghiêm trọng hơn (ví dụ trong phần chính của các cấp nguy cơ 1 và 2); Cảnh báo được sử dụng cho những nguy cơ ít nguy hiểm hơn;

    - Cảnh báo nguy cơ thể hiện mức độ nguy cơ, mô tả bản chất nguy cơ của hóa chất. Chữ ghi nội dung cảnh báo nguy cơ in bằng chữ in thường hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn 2 mm.

    Ví dụ: Khí dễ cháy được phân loại và các hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo và cảnh báo nguy cơ tương ứng được thể hiện như sau:

     

    Cấp 1

    Cấp 2

    Hình đồ cảnh báo

    Ngọn lửa

    Không có hình đồ

    Từ cảnh báo

    Nguy hiểm

    Cảnh báo

    Cảnh báo nguy cơ

    Khí rất dễ cháy

    Khí dễ cháy


    Trên đây là tư vấn về cách ghi hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ trên nhãn hóa chất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2012/TT-BCT.

    141
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ