15:13 - 06/11/2024

Các tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh 2024?

Các tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh 2024 bao gồm những tuyến nào? Hiện nay cơ sở khám chữa bệnh có các hình thức tổ chức nào?

Nội dung chính

    Các tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh 2024?

    Tại Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định về các tuyến chuyên môn kỹ thuật như sau:

    Các tuyến chuyên môn kỹ thuật
    1. Tuyến trung ương (sau đây gọi là tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
    a) Bệnh viện hạng đặc biệt;
    b) Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
    c) Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;
    2. Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tuyến 2) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
    a) Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế;
    b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
    3. Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
    a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh;
    b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
    4. Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
    a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
    b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
    c) Phòng khám bác sỹ gia đình.
    ...

    Theo đó, hiện nay phân tuyến cơ sở khám chữa bệnh nước ta gồm 04 tuyến:

    Tuyến trung ương (tuyến 1) gồm:

    - Bệnh viện hạng đặc biệt;

    - Bệnh viện hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế;

    - Bệnh viện hạng 1 trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;

    Tuyến cấp tỉnh (tuyến 2) gồm:

    - Bệnh viện xếp hạng 2 trở xuống trực thuộc Bộ Y tế;

    - Bệnh viện hạng 1, hạng 2 trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các bệnh viện được giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;

    Tuyến cấp huyện (tuyến 3) gồm:

    - Bệnh viện hạng 3, hạng 4, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh;

    - Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.

    Tuyến cấp xã (tuyến 4) gồm:

    - Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

    - Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

    - Phòng khám bác sỹ gia đình.

    Các tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh 2024? (Hình từ Internet)

    Hiện nay cơ sở khám chữa bệnh có các hình thức tổ chức nào?

    Tại Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh như sau:

    Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
    1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
    a) Bệnh viện;
    b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
    c) Nhà hộ sinh;
    d) Phòng khám;
    đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
    e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
    g) Trạm y tế;
    h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
    i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
    k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
    2. Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vậy, hiện nay cơ sở khám chữa bệnh có các hình thức tổ chức như sau:

    - Bệnh viện;

    - Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

    - Nhà hộ sinh;

    - Phòng khám;

    - Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

    - Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;

    - Trạm y tế;

    - Cơ sở cấp cứu ngoại viện;

    - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;

    - Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

    Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh là gì?

    Tại Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định cơ sở khám chữa bệnh có các trách nhiệm như sau:

    - Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.

    - Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

    - Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.

    - Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    - Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật này.

    - Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.

    - Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng.

    - Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

    - Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.

    - Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:

    + Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

    + Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng;

    + Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động;

    + Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.

    - Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.

    - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    775
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ