10:37 - 01/10/2024

Các trường hợp khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến được tổng hợp như thế nào?

Em đang sinh sống và làm việc tự do tại Đà Nẵng. Em có tham gia BHYT theo hộ gia đình. Em thường nghe nhiều người nói về việc khám, chữa bệnh đúng tuyến, trái tuyến, tuy nhiên em chưa nắm rõ những trường hợp nào được xem là đi đúng tuyến khám, chữa bệnh bằng BHYT?

Nội dung chính

    Các trường hợp khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến được tổng hợp như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì có 06 trường hợp, người bệnh khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT được xem là đúng tuyến. Cụ thể bao gồm:

    (1) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

    (2) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).

    (3) Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

    (4)Trường hợp cấp cứu:

    - Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

    Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

    Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.

    Như vậy thì các trường hợp khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT không thuộc một trong số những trường hợp này đều bị xem là khám, chữa bệnh trái tuyến và lúc này người khám, chữa bệnh sẽ không được hưởng đầy đủ mức hưởng như người khám, chữa bệnh đúng tuyến.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT được xem là đúng tuyến. Để nắm rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 40/2015/TT-BYT.

    2