09:10 - 09/01/2025

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện nào? - câu hỏi của chị Quyên (Hà Giang)

Nội dung chính


    Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 149 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019) quy định như sau:

    Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
    1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.
    2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
    b) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
    c) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
    3. Thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:
    a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I;
    b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng còn lại.
    4. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc

    Theo như quy định trên, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện như sau:

    - Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

    - Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

    - Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

    Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện nào? Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ra sao?

    Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?

    Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
    1. Khảo sát xây dựng:
    a) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
    b) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
    2. Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
    3. Thiết kế xây dựng:
    a) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
    b) Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
    c) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
    d) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
    đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
    e) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
    g) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
    4. Giám sát thi công xây dựng:
    a) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
    b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
    5. Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
    6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

    Theo như quy định trên, tùy lĩnh vực, vị trí công tác để xác định chuyên môn phù hợp khi cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

    Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
    1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
    a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;
    b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;
    c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
    2. Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề:
    a) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp;
    b) Trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.

    Theo đó, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được quy định như trên, cụ thể:

    - Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1;

    - Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3;

    - Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3 cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

    40
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ