Ký gửi nhà đất là gì? Ưu nhược điểm khi ký gửi nhà đất?

Việc ký gửi nhà đất sẽ tồn tại những lợi ích và rủi ro gì đi kèm? Trong hợp đồng ký gửi nhà đất phải có những nội dung cơ bản gì?

Nội dung chính

    Ký gửi nhà đất là gì?

    Hiện tại, Luật kinh doanh bất động sản 2023Luật Đất đai 2024 và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có định nghĩa về "ký gửi đất đai".

    Tuy nhiên, có thể hiểu ký gửi nhà đất là hình thức chủ sở hữu bất động sản (nhà, đất, căn hộ, đất nền...) ủy quyền hoặc nhờ một đơn vị trung gian – như sàn giao dịch bất động sản, công ty môi giới hoặc cá nhân môi giới – giới thiệu, tìm khách mua hoặc cho thuê tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định.

    Ưu nhược điểm khi ký gửi nhà đất?

    Như đã nói thì ký gửi nhà đất là việc chuyển giao thông tin tài sản cho bên môi giới bất động sản để họ thay mặt chủ sở hữu rao bán nhà, cho thuê, thương lượng giá cả mua bán,...điều này sẽ giúp cho người bán có thể:

    - Nhanh chóng bán hoặc cho thuê bất động sản, trong khi tất cả các thủ tục pháp lý được bên trung gian xử lý, không cần chủ sở hữu xử lý.

    - Tiết kiệm thời gian, thay vì người bán phải tự tìm người mua thì khi ký gửi nhà đất, bên trung gian sẽ tìm tìm khách giúp bạn.

    - Thông tin mua bán được bảo mật giữ kín.

    - Hạn chế các yếu tố rủi ro ngoài ý muốn.

    Tuy nhiên, đi kèn với những lợi ích vừa nêu trên thì việc ký gửi nhà đất cũng sẽ tồn tại một số khuyết điểm như việc người bán phải trả một khoản phí ký gửi để có thể thuê bên trung gian để bán hoặc cho thuê bất động sản nhanh chóng.

    Nếu không tìm hiểu, chọn lựa kỷ, người bán có thể gặp phải bên trung gian không uy tín. Trên thực tế, có một số đơn vị ký gửi nhà đất không uy tín hoặc thậm chí có thể lừa đảo, khiến người bán gặp phải rủi ro như bị tráo đổi giấy tờ, ép giá...

    Theo đó, nếu chủ nhà muốn thực hiện việc ký gửi nhà đất thì trước tiền cần phải lựa chọn các đơn vị uy tín để ký gửi mua bán bất động sản, nhằm đảm bảo bên nhận ký gửi nhà đất sẽ thực hiện đúng trong giao dịch.

    Cụ thể như thời gian mua bán diễn ra đúng theo hợp đồng, giá trị bất động sản không được chênh lệch so với thỏa thuận, mọi quy trình giao dịch cần được tuân theo quy định pháp luật, thỏa thuận mức phí hoa hồng rõ ràng.

    Bên cạnh đó cũng cần phải tìm hiểu kỹ về chi phí dịch vụ trước khi ký gửi nhà đất, tham khảo mức giá chi phí dịch vụ tiền hoa hồng của nhiều bên trước khi ký hợp đồng.

    Ký gửi nhà đất là gì? Ưu nhược điểm khi ký gửi nhà đất?

    Ký gửi nhà đất là gì? Ưu nhược điểm khi ký gửi nhà đất? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng ký gửi nhà đất phải có những nội dung cơ bản nào?

    Căn cứ Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng ký gửi nhà đất phải có những nội dung cơ bản sau:

    - Đối tượng của hợp đồng;

    - Số lượng, chất lượng;

    - Giá, phương thức thanh toán;

    - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

    - Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

    - Phương thức giải quyết tranh chấp.

    Trong hợp đồng cần phải lưu ý kỹ đến các vấn đề sau đây:

    (1) Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015)

    - Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

    - Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

    - Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

    - Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

    Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015.

    (2) Hiệu lực của hợp đồng (Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015)

    - Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

    - Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

    (3) Trường hợp hợp đồng vô hiệu

    - Hợp đồng vô hiệu (Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015)

    + Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

    + Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    + Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

    - Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015)

    + Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

    + Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

    + Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015) cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

    >>> Xem thêm: Mẫu Hợp đồng ký gửi nhà đất mới nhất với đầy đủ thông tin pháp lý

    saved-content
    unsaved-content
    153