08:24 - 14/04/2025

Phú Thọ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60?

Phú Thọ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60? Sáp nhập 34 tỉnh thành mới phải thỏa các tiêu chí nào?

Nội dung chính

    Phú Thọ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60?

    Vừa qua ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Nghị quyết 60 gồm 12 nội dung trọng tâm.

    Dưới đây là Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 như sau:

    1 . Thành phố Hà Nội.

    2. Thành phố Huế.

    3. Tỉnh Lai Châu.

    4. Tỉnh Điện Biên.

    5. Tỉnh Sơn La.

    6. Tỉnh Lạng Sơn.

    7. Tỉnh Quảng Ninh.

    8. Tỉnh Thanh Hoá.

    9. Tỉnh Nghệ An.

    10. Tỉnh Hà Tĩnh.

    11. Tỉnh Cao Bằng.

    12. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

    13. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

    14. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

    15. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

    16. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

    17. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

    18. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

    19.. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

    20. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

    21. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

    22. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt đại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

    23. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

    24. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

    25. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

    26. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

    27. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

    28. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

    29. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

    30 . Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

    31. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

    32. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

    33. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

    34. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

    Như vậy, theo Nghị quyết 60 dự kiến tỉnh Phú Thọ sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

    Phú Thọ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60?

    Phú Thọ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60? (Hình từ internet)

    Sáp nhập 34 tỉnh thành mới phải thỏa các tiêu chí nào?

    Tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất quy định tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp như sau:

    (1) Tiêu chí về Diện tích tự nhiên và Quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiểu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15

    (2) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.

    (3) Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

    (4) Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.

    (5) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.

    Giá đất thổ cư tại Phú Thọ hiện nay là bao nhiêu?

    ​Phú Thọ là một tỉnh trung du phía Bắc Việt Nam, nằm ở vị trí chiến lược kết nối giữa vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh giáp ranh với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình và Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế.

    Phú Thọ có diện tích khoảng 3.500 km² và dân số hơn 1,3 triệu người (tính đến năm 2023), với đa dạng dân tộc như Kinh, Mường, Dao. Nơi đây nổi tiếng với di tích lịch sử Đền Hùng và các di sản văn hóa phi vật thể như hát Xoan, được UNESCO công nhận.​

    Về kinh tế, Phú Thọ đang chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ hạ tầng giao thông phát triển và vị trí địa lý thuận lợi. Các khu công nghiệp lớn như KCN Phú Hà, KCN Trung Hà đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

    Giá đất thổ cư tại Phú Thọ có sự chênh lệch giữa các vùng. Tại thành phố Việt Trì, giá đất ở trung tâm dao động từ 28 đến 36 triệu đồng/m², đặc biệt tại khu tái định cư phường Thanh Miếu, giá đã tăng 20% chỉ trong hơn một tháng .

    Đối với Thị xã Phú Thọ, giá đất thổ cư trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/m², với mức cao nhất lên tới 10 triệu đồng/m² tại các tuyến đường chính như Nguyễn Tất Thành và Hùng Vương .

    Tại các huyện như Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, giá đất thổ cư dao động từ 3 đến 18 triệu đồng/m² tùy thuộc vào vị trí và cơ sở hạ tầng xung quanh .

    Phú Thọ là một địa phương có tiềm năng phát triển toàn diện, là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

    Hợp đồng mua bán đất được hiểu là gì?

    Hiện nay, khái niệm "Hợp đồng mua bán đất" chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, "Hợp đồng mua bán đất" có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, trong đó bên bán cam kết chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả một khoản tiền đã thỏa thuận cho bên bán. Đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất (không phải quyền sở hữu đất đai)

    Hợp đồng được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, tuân thủ các điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024 và dựa trên nguyên tắc của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015.


    Trần Thị Thu Phương
    Từ khóa
    Nghị quyết 60 Phú Thọ sáp nhập với tỉnh nào Phú Thọ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 Giá đất thổ cư tại Phú Thọ Đơn vị hành chính cấp tỉnh 34 tỉnh thành mới 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh
    266