11:46 - 03/04/2025

14 chức danh không chuyên trách cấp xã hiện nay là gì? Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp ra sao?

14 chức danh không chuyên trách cấp xã hiện nay là gì? Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp ra sao?

Mua bán nhà đất tại Lâm Đồng

Xem thêm nhà đất tại Lâm Đồng

Nội dung chính

    14 chức danh không chuyên trách cấp xã hiện nay là gì?

    Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau:

    Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
    1. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.
    ...

    Và căn cứ theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì:

    Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
    ...
    3. Căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại các khoản 1, 2 Điều này; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:

    a) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

    b) Việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố;

    c) Mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo nhằm khuyến khích người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và mức phụ cấp kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

    4. Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể các nội dung tại điểm c khoản 3 Điều này không phải xin ý kiến các Bộ, cơ quan trung ương.

    Theo quy định trên, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã và chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định, tùy theo từng tỉnh mà Hội đồng nhân dân quy định cụ thể các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

    Như vậy, 14 chức danh không chuyên trách cấp xã sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định, tùy theo từng tỉnh mà Hội đồng nhân dân quy định cụ thể các chức danh.

    Cụ thể tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND quy định các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã bao gồm:

    1. Văn phòng Đảng ủy;

    2. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;

    3. Thường trực Khối vận;

    4. Tuyên giáo;

    5. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    6. Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

    7. Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    8. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

    9. Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam;

    10. Chủ tịch Hội Người cao tuổi;

    11. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;

    12. Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;

    13. Bình đẳng giới - Trẻ em;

    14. Công nghệ thông tin;

    15. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

    16. Lao động - Thương binh và Xã hội;

    17. Phụ trách kinh tế;

    18. Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ.

    14 chức danh không chuyên trách cấp xã hiện nay là gì? Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp ra sao?

    14 chức danh không chuyên trách cấp xã hiện nay là gì? Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp ra sao? (Hình từ Internet)

    Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp ra sao?

    Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chế độ hưởng phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã như sau:

    Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

    - Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở;

    - Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở;

    - Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.

    Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.

    Cán bộ không chuyên trách có vai trò gì trong thị trường mua bán nhà đất tại Bảo Lộc Lâm Đồng?

    Trong một thị trường bất động sản đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của cán bộ không chuyên trách là vô cùng quan trọng, đặc biệt tại các địa phương như Bảo Lộc Lâm Đồng. Mặc dù không phải là các cán bộ chuyên môn trực tiếp làm việc trong các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý đất đai, nhưng họ vẫn đóng góp đáng kể vào sự vận hành ổn định và hiệu quả của thị trường mua bán nhà đất. Cán bộ không chuyên trách thực hiện các công việc hỗ trợ, giám sát và quản lý các giao dịch, giúp người dân và các nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch đất đai một cách hợp pháp và minh bạch.

    Một trong những vai trò quan trọng của cán bộ không chuyên trách là giám sát và thực thi các quy định pháp lý giúp đảm bảo các giao dịch nhà đất diễn ra đúng quy trình, không vi phạm các quy định của pháp luật. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch mà còn góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh bất động sản trong sạch.

    Bên cạnh đó, cán bộ không chuyên trách còn đóng vai trò là những người tư vấn và hỗ trợ người dân trong các thủ tục hành chính liên quan đến mua bán nhà đất, bởi  những người này là người gần gũi và dễ tiếp cận, sẵn sàng giải thích và hướng dẫn người dân về các quy định pháp lý, giúp hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào các giao dịch. Đặc biệt, với những khu vực mới phát triển như Bảo Lộc, cán bộ không chuyên trách còn giúp giải đáp các thắc mắc về quy hoạch, chính sách đất đai và hỗ trợ người dân hoàn thành các thủ tục nhanh chóng và chính xác.

    Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc giao dịch mua bán không rõ ràng, hòa giải tranh chấp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ không chuyên trách, không chỉ giúp các bên giải quyết các mâu thuẫn, mà còn hướng dẫn đến các cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật, từ đó giảm thiểu các rủi ro và xung đột.

    Một yếu tố nữa không thể thiếu là công tác kiểm tra và bảo đảm tính minh bạch trong các giao dịch bất động sản. Cán bộ không chuyên trách tham gia vào việc xác minh thông tin đất đai và các yếu tố liên quan đến giao dịch trước khi các hợp đồng được ký kết.

    Cuối cùng, với việc tham gia vào công tác quy hoạch và phát triển đất đai, cán bộ không chuyên trách giúp người dân nắm bắt kịp thời thông tin về các dự án hạ tầng và quy hoạch phát triển của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán nhà đất, ngoài ra cung cấp cho các nhà đầu tư, chủ đất thông tin chính xác về các thay đổi trong quy hoạch, từ đó hỗ trợ việc ra quyết định đúng đắn trong các giao dịch.

    Như vậy, cán bộ không chuyên trách tại Bảo Lộc không chỉ là người giúp quản lý, giám sát mà còn là cầu nối giữa chính quyền và cộng đồng có vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân, duy trì trật tự thị trường và hỗ trợ phát triển bất động sản là rất quan trọng, góp phần tạo dựng một thị trường nhà đất minh bạch và bền vững.

    Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào tiết a điểm 1 Mục VII Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Phụ lục VII ban hành kèm theo khoản 39 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP thì dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở là:

    Dự án được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hình thành từ một đơn vị ở trở lên theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên đối với trường hợp quy hoạch xây dựng không xác định rõ các đơn vị ở

    Trần Thị Hân Hân
    Từ khóa
    14 chức danh không chuyên trách cấp xã không chuyên trách không chuyên trách cấp xã chức danh không chuyên trách Cán bộ không chuyên trách Cán bộ không chuyên trách cấp xã chế độ phụ cấp Mua bán nhà đất thị trường mua bán nhà đất tại Bảo Lộc Bảo Lộc Lâm Đồng
    324