Lộ trình sáp nhập TPHCM Vũng Tàu Bình Dương
Nội dung chính
Lộ trình sáp nhập TPHCM Vũng Tàu Bình Dương
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
Cụ thể, tại mục 3.2.2 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định nội dung sáp nhập TPHCM Vũng Tàu Bình Dương thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Bên cạnh đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 có nêu trình tự thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
Duới đây là bảng thông tin lộ trình sáp nhập TPHCM Vũng Tàu Bình Dương:
I | Thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp |
|
|
|
|
1 | Tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Hội nghị của Chính phủ | Trước ngày 18/4/2025 |
2 | Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã |
|
|
|
|
a | UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
b | Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ | Trước ngày 30/5/2025 |
3 | Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh |
|
|
|
|
a | UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
b | Lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Quốc hội | Trước ngày 30/5/2025 |
c | Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua | Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Trước ngày 20/6/2025 |
4 | Tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp | Bộ Nội vụ | UBND cấp tỉnh | Các cấp có thẩm quyền | Trước ngày 20/9/2025 |
Xem chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025 tại đây: TẢI VỀ |
Lộ trình sáp nhập TPHCM Vũng Tàu Bình Dương (Hình từ Internet)
Mục tiêu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Điều 1 Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 quy định về quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu và các đột phá phát triển, mục tiêu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
(1) Về kinh tế:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5 - 9,0%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385 - 405 triệu đồng, tương đương 14.800 - 15.400 USD;
- Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%;
- Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP;
- Giai đoạn 2021 - 2030, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 60%.
(2) Về xã hội:
- Dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của Thành phố đến năm 2030 là khoảng 11,0 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người;
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 89%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%;
- Chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85;
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 60%; tiểu học đạt 80%; trung học cơ sở đạt 70%; trung học phổ thông đạt >50%; đạt 600 sinh viên đại học trên 10.000 dân;
- Đạt tỷ lệ 42 giường bệnh/vạn dân; 23 bác sỹ/vạn dân;
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 95%;
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%; phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới thông minh; phấn đấu 100% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó ít nhất 50% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới thông minh, làm nền tảng định hình, phát triển vùng đô thị vệ tinh trên địa bàn Thành phố;
- Phấn đấu 100% các quận, huyện và thành phố Thủ Đức có đủ 04 loại hình thiết chế văn hóa, thể thao gồm: trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, bảo tàng, thư viện;
- Phấn đấu đến cuối năm 2030, nâng mức chuẩn nghèo về thu nhập của Thành phố cao gấp 2 lần so với mức chuẩn chung cả nước, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia; còn dưới 0,5% số hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố.
(3) Về môi trường:
- Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 16%;
- Tiếp tục đảm bảo tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%;
- Hướng đến năm 2030, tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại có thu hồi năng lượng, đốt chất thải rắn phát điện và tái chế đạt 90%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm còn 10% so với lượng chất thải được thu gom;
- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường trên 80%; tỷ lệ nước thải công nghiệp, nước thải y tế được xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường đạt tỷ lệ 100%.
(4) Về phát triển kết cấu hạ tầng:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 30 - 32m2. Tỷ lệ tổng diện tích đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 16 - 26%;
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100%;
- Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số;
- Hạ tầng đô thị (Metro): đến năm 2030, phấn đấu hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, tầm nhìn đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Thành phố.
(5) Về quốc phòng, an ninh:
Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.