Đã có Quyết định 678/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Đã có Quyết định 678/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học
Ngày 14 tháng 03 năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học
Cụ thể, căn cứ tại mục 2.2 Mục 2 Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định như sau:
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học đáp ứng các quy định về chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:
(1) Về kiến thức:
- Áp dụng được kiến thức lý thuyết toàn diện và kiến thức thực tiễn cơ bản về lĩnh vực pháp luật, bao gồm: Kiến thức về lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật; các học thuyết chính trị - pháp lý; luật hiến pháp, quyền con người; nghề luật và đạo đức nghề luật; lập luận và kỹ năng viết trong nghề luật; nhóm kiến thức luật hành chính; nhóm kiến thức luật kinh tế; nhóm kiến thức luật quốc tế; nhóm kiến thức luật dân sự; nhóm kiến thức luật hình sự.
- Áp dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc.
(2) Về kỹ năng:
- Có khả năng giao tiếp và tương tác thân thiện, hiệu quả;
- Có kỹ năng tóm tắt, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin, quy định pháp luật;
- Có kỹ năng phản biện;
- Có kỹ năng cơ bản thực hành nghề luật, phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề pháp lý;
- Có kỹ năng diễn đạt, trình bày bằng lời nói hoặc văn bản các tri thức chuyên môn, các lập luận, quan điểm, giải pháp pháp lý; biết soạn thảo các văn bản pháp lý;
- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có năng lực ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ công việc, tìm kiếm thông tin, tra cứu văn bản pháp luật trên môi trường internet và đáp ứng yêu cầu về năng lực số theo quy định hiện hành.
(3) Về mức tự chủ và trách nhiệm:
- Trung thành với Tổ quốc, có ý thức chính trị, tư tưởng vững vàng, có tinh thần thượng tôn pháp luật; ủng hộ đổi mới, bảo vệ công lý và quyền con người; có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Trung thực, liêm chính, cẩn trọng, cầu thị, thấu hiểu; có đạo đức nghề luật;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; sáng tạo; có khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng một cách tự chủ và có trách nhiệm trong lĩnh vực pháp luật; có khả năng thích ứng với môi trường nghề luật trong bối cảnh thay đổi;
- Chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm; có khả năng hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
>>>> Xem chi tiết toàn văn Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025
Đã có Quyết định 678/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học (Hình từ Internet)
Yêu cầu về chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học là gì?
Căn cứ tại mục 2.3 Mục 2 Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định như sau:
Người học các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học phải đáp ứng các yêu cầu:
- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
- Tổng điểm xét tuyển tối thiểu đạt 60% điểm đánh giá tối đa của thang điểm.
Các cơ sở đào tạo quy định chuẩn đầu vào dựa trên các kỳ thi, xét tuyển và các hình thức đánh giá khác, hoặc những yêu cầu cụ thể về kiến thức, năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đối với người học từng chương trình đào tạo, nhưng phải bảo đảm đánh giá được kiến thức Toán và Ngữ văn, hoặc Toán, hoặc Ngữ văn và đạt tối thiểu là 60% điểm đánh giá tối đa của thang điểm.
Người dự tuyển tất cả các hình thức đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học đều phải đáp ứng các điều kiện trên đây, trừ trường hợp những người dự tuyển đã có bằng đại học được miễn các yêu cầu này.
Danh sách các trường đại học tại TPHCM đào tạo ngành luật
Dưới đây là bảng tổng hợp danh sách các trường đại học đào tạo ngành Luật tại TP.HCM (cập nhật năm 2024), kèm theo các ngành/chuyên ngành đào tạo liên quan:
STT | Tên trường đại học | Ngành/Chuyên ngành đào tạo Luật |
1 | Đại học Luật TP.HCM | Luật, Quản trị - Luật, Luật thương mại quốc tế |
2 | Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM | Luật (Dân sự, Tài chính - Ngân hàng, Chính sách công), Luật Kinh tế, Thương mại QT |
3 | Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) | Luật, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế |
4 | Đại học Mở TP.HCM | Luật, Luật kinh tế |
5 | Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) | Luật, Luật quốc tế, Luật kinh tế |
6 | Đại học Ngân hàng TP.HCM | Luật kinh tế |
7 | Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM | Luật |
8 | Đại học Kinh tế TP.HCM | Luật kinh tế, Luật kinh doanh quốc tế |
9 | Đại học Tôn Đức Thắng | Luật |
10 | Đại học Quốc tế Hồng Bàng | Luật, Luật kinh tế |
11 | Đại học Quốc tế Sài Gòn | Luật kinh tế quốc tế |
12 | Đại học Công nghiệp TP.HCM | Luật kinh tế, Luật quốc tế |
13 | Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM | Luật, Luật kinh tế |
14 | Đại học Sài Gòn | Luật |
15 | Đại học Văn Lang | Luật kinh tế |
Đang cập nhật...