17:04 - 01/05/2025

Cầu Phú Mỹ 2 khi nào khởi công? Bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ gồm mấy phần?

Cầu Phú Mỹ 2 khi nào khởi công? Bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ gồm mấy phần? Tính dẻo của cầu đường bộ tại TP HCM được quy định cụ thể ra sao?

Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh

Nội dung chính

    Cầu Phú Mỹ 2 khi nào khởi công?

    Ngày 25/4/2025, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất tiếp tục rà soát cập nhật quy hoạch và nghiên cứu, cân đối vốn, lựa chọn hình thức đầu tư để triển khai thực hiện vào năm 2026.

    Dự án cầu Phú Mỹ 2 sẽ có tổng chiều dài khoảng 13,7km gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Trong đó, chiều dài tuyến đường tại TPHCM sẽ kéo dài 3km từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến bờ sông Nhà Bè.

    Phần đường vượt sông, chính là cầu Phú Mỹ 2 sẽ có chiều dài khoảng 3,5km. Phần còn lại là tuyến đường thuộc địa phận của Đồng Nai sẽ kéo dài khoảng 7,2km kéo dài từ bờ sông đến đường 25C.

    Dự kiến dự án cầu Phú Mỹ 2 được chia thành 3 dự án thành phần với tổng vốn đầu tư ước tính lên đến khoảng 13.000 tỷ đồng. Trong đó:

    - Hai dự án thành phần gồm phần đầu tuyến đường 3km và phần cầu vượt sông dài 3,5km sẽ do TPHCM thực hiện đảm nhiệm.

    - Dự án thành phần còn lại là đoạn đường dài 7,2km tại địa phận của tỉnh Đồng Nai sẽ do Đồng Nai phụ trách đảm nhiệm.

    Như vậy, Cầu Phú Mỹ 2 đang được nỗ lực để khởi công dự án vào cuối năm 2025 và thống nhất tiếp tục rà soát cập nhật quy hoạch và nghiên cứu, cân đối vốn, lựa chọn hình thức đầu tư để triển khai thực hiện vào năm 2026.

    Cầu Phú Mỹ 2 khi nào khởi công? Bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ gồm mấy phần?

    Cầu Phú Mỹ 2 khi nào khởi công? Bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ gồm mấy phần? (Hình từ Internet)

    Bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ gồm mấy phần?

    Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-1:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 1: Yêu cầu chung có nội dung như sau:

    TCVN 11823 -1: 2017 được biên soạn trên cơ sở tham khảo Tiêu chuẩn thiết kế cầu theo hệ số tải trọng và sức kháng của AASHTO (AASHTO, LRFD Bridge Design Specification). Tiêu chuẩn này là một Phần thuộc Bộ tiêu chuẩn Thiết kế cầu đường bộ, bao gồm 12 Phần như sau:
    - TCVN 11823-1:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 1: Yêu cầu chung
    - TCVN 11823-2:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 2: Tổng thể và đặc điểm vị trí
    - TCVN 11823-3:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 3: Tải trọng và Hệ số tải trọng
    - TCVN 11823-4:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 4: Phân tích và Đánh giá kết cấu
    - TCVN 11823-5:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 5: Kết cấu bê tông
    - TCVN 11823-6:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 6: Kết cấu thép
    - TCVN 11823-9:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 9; Mặt cầu và Hệ mặt cầu
    - TCVN 11823-10:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 10: Nền móng
    - TCVN 11823-11:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 11: Mố, Trụ và Tường chắn
    - TCVN 11823-12:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 12: Kết cấu vùi và Áo hầm
    - TCVN 11823-13:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can
    - TCVN 11823-14:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 14: Khe co giãn và Gối cầu
    Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công tương thích với Bộ tiêu chuẩn này là Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công cầu AASHTO LRFD (AASHTO LRFD Bridge construction Specifications)

    TCVN 11823 -1: 2017 do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

    [...]

    Như vậy, bộ tiêu chuẩn Thiết kế cầu đường bộ gồm có 12 phần.

    Tính dẻo của cầu đường bộ tại TP HCM được quy định cụ thể ra sao?

    Theo Mục 4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-1:2017 quy định về tính dẻo của cầu đường bộ như sau:

    4 TRIẾT LÝ THIẾT KẾ
    4.3 TÍNH DẺO
    Hệ kết cấu của cầu phải được định kích thước và cấu tạo để đảm bảo sự phát triển đáng kể và có thể nhìn thấy được của các biến dạng không đàn hồi ở trạng thái giới hạn cường độ và trạng thái giới hạn đặc biệt trước khi phá hoại.
    Có thể giả định rằng các yêu cầu về tính dẻo được thỏa mãn đối với một kết cấu bê tông ở đó sức kháng của liên kết không thấp hơn 1,3 lần ứng lực lớn nhất do tác động không đàn hồi của các cấu kiện liền kề tác động lên liên kết đó.
    Sử dụng các thiết bị tiêu năng có thể được coi là biện pháp làm tăng tính dẻo.
    Đối với trạng thái giới hạn cường độ:
    hD     ≥ 1,05 cho cấu kiện và liên kết không dẻo.
          = 1,00 cho các thiết kế thông thường và các chi tiết theo đúng Tiêu chuẩn này.
         ≥ 0,95 cho các cấu kiện và liên kết có các biện pháp tăng thêm tính dẻo quy định vượt quá những yêu cầu của Tiêu chuẩn này
    Đối với các trạng thái giới hạn khác: hD = 1,00

    Như vậy, tính dẻo của cầu đường bộ tại TP HCM được quy định như sau:

    Hệ kết cấu của cầu phải được định kích thước và cấu tạo để đảm bảo sự phát triển đáng kể, có thể nhìn thấy được của các biến dạng không đàn hồi ở trạng thái giới hạn cường độ, trạng thái giới hạn đặc biệt trước khi phá hoại.

    Có thể giả định rằng các yêu cầu về tính dẻo được thỏa mãn đối với một kết cấu bê tông ở đó sức kháng của liên kết không thấp hơn 1,3 lần ứng lực lớn nhất do tác động không đàn hồi của các cấu kiện liền kề tác động lên liên kết đó.

    Sử dụng các thiết bị tiêu năng có thể được coi là biện pháp làm tăng tính dẻo.

    Đối với trạng thái giới hạn cường độ:

    hD     ≥ 1,05 cho cấu kiện và liên kết không dẻo.

          = 1,00 cho các thiết kế thông thường và các chi tiết theo đúng Tiêu chuẩn này.

         ≥ 0,95 cho các cấu kiện và liên kết có các biện pháp tăng thêm tính dẻo quy định vượt quá những yêu cầu của Tiêu chuẩn này

    Đối với các trạng thái giới hạn khác: hD = 1,00

    Trần Thị Hân Hân
    Từ khóa
    Cầu Phú Mỹ 2 khi nào khởi công Cầu Phú Mỹ 2 Cầu Phú Mỹ Bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ Tiêu chuẩn thiết kế cầu Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ Tính dẻo của cầu đường bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823 1 2017 TCVN 11823 10 2017 thiết kế cầu đường bộ
    298