Phương án sắp xếp của 7 quận ở Hà Nội chi tiết
Nội dung chính
Phương án sắp xếp của 7 quận ở Hà Nội chi tiết
TP Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (12 quận, 17 huyện, một thị xã) và 526 đơn vị hành chính cấp xã (160 phường, 345 xã và 21 thị trấn).
Đến ngày 18/4, đã có 7 quận đã triển khai việc lấy ý kiến nhân dân và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.
- Quận Hoàng Mai hiện có 14 phường, sau sắp xếp dự kiến còn 7 phường, gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
- Quận Đống Đa và Hà Đông là dự kiến đều giảm còn 5 phường sau sắp xếp. Theo đó, quận Đống Đa dự kiến giảm từ 17 phường còn 5 phường gồm: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa, Kim Liên và Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Quận Hà Đông dự kiến giảm từ 15 phường còn 5 phường gồm: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng và Phú Lương.
- Quận Cầu Giấy giảm từ 8 phường còn 3 phường, gồm: Cầu Giấy, Nghĩa Đô và Yên Hòa.
- Quận Hai Bà Trưng hiện có 15 phường, dự kiến sắp xếp còn 3 phường gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
- Quận Ba Đình hiện có 13 phường, dự kiến sắp xếp còn 3 phường gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
- Quận Long Biên dự kiến còn 4 phường sau khi sắp xếp từ 13 phường hiện tại, gồm: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên và Phúc Lợi.
Việc lấy ý kiến nhân dân phải hoàn tất chậm nhất ngày 21/4 để báo cáo lên cấp huyện. Cấp huyện tổng hợp và thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, báo cáo kết quả lên UBND thành phố trước ngày 26/4.
UBND TP Hà Nội sẽ hoàn thiện hồ sơ trình HĐND thành phố thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở mới, dự kiến xong trong ngày 29/4. Sau đó, thành phố sẽ hoàn thiện đề án và hồ sơ để trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/5.
Phương án sắp xếp của 7 quận ở Hà Nội chi tiết (Hình từ internet)
Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính?
Căn cứ vào Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
Thị trường bất động sản Hà Nội đầu năm 2025 thế nào?
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội tiếp tục ghi nhận những biến động đáng chú ý, phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng sau giai đoạn trầm lắng.
Giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đã đạt mức cao nhất trong lịch sử, với mức trung bình khoảng 72 triệu đồng/m² vào cuối năm 2024. Phân khúc cao cấp trước đây có giá từ 50-70 triệu đồng/m², nay tăng lên ngưỡng 70-100 triệu đồng/m². Đặc biệt, nhiều dự án mở bán có mức giá trên 100 triệu đồng/m², thậm chí ở các khu vực ngoại thành như Đông Anh.
Dự kiến, tổng nguồn cung bất động sản gắn liền với đất tại Hà Nội sẽ vượt 7.000 căn vào năm 2025. Nguồn cung này chủ yếu đến từ các dự án đô thị mới tại Đan Phượng, Long Biên và Tây Hồ trong vòng 2-3 năm tới.
Phân khúc căn hộ chung cư sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội trong năm 2025. Đặc biệt, các căn hộ có giá trên dưới 3 tỷ đồng cho diện tích 70-100m² được kỳ vọng thu hút sự quan tâm lớn từ người mua.
Sau những cơn sốt đất trước đó, giá đất đấu giá tại các khu vực ngoại thành Hà Nội đã quay đầu giảm mạnh. Điều này cho thấy sự điều chỉnh của thị trường sau giai đoạn tăng trưởng nóng, giúp ổn định và cân bằng cung cầu.
Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội được dự báo sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Sự phục hồi của nền kinh tế, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến sự tăng trưởng tích cực ở phân khúc căn hộ chung cư.