16:20 - 12/06/2025

Tuyến đường ven sông Sài Gòn khi nào xây dựng?

Tuyến đường ven sông Sài Gòn đang triển khai giai đoạn 2025–2030, được dự kiến xây dựng trước năm 2030

Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh

Nội dung chính

    Tuyến đường ven sông Sài Gòn khi nào xây dựng?

    Tuyến đường ven sông Sài Gòn là một trong những công trình giao thông trọng điểm của quốc gia và dự án này đã được đưa vào quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2025.

    Tuyến đường ven sông Sài Gòn có tổng chiều dài khoảng 78,2 km bắt đầu tư ranh giới với tỉnh Tây Ninh và kết thúc tại nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ).

    Theo quy hoạch, tuyến đường được thiết kế với quy mô từ 4 đến 8 làn xe cơ giới ngoài ra còn được xây dựng đồng bộ với làn riêng cho xe đạp và tuyến đường sắt đô thị nhẹ kết nối trực tiếp từ trung tâm thành phố đến khu vực huyện Củ Chi.

    Dự án được đề xuất triển khai trước năm 2030, thể hiện được tầm nhìn dài hạn của TP.HCM trong việc mở rộng không gian tuyến đường. Ngoài ra tuyến đường còn được kỳ vọng sẽ tạo nên sự liên kết liền mạch từ Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi đến trung tâm thành phố, mở rộng ra các khu vực phía Nam như Nhà Bè, Quận 7 và Cần Giờ.

    Bên cạnh đó, tuyến đường ven sông Sài Gòn còn được quy hoạch kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch như Vành đai 2, 3, 4, cao tốc Bến Lức Long Thành, Quốc lộ 13 và Quốc lộ 22…

    Như vậy, Đường ven sông Sài Gòn dự kiến xây dựng trước năm 2030. Với mục tiêu khởi công dự án trước năm 2030, cho thấy được quyết tâm của TP.HCM trong việc phát triển cơ hạ tầng trong khu vực. 

    Đường ven sông Sài Gòn khi nào xây dựng?

    Tuyến đường ven sông Sài Gòn khi nào xây dựng? (Hình từ Internet)

    Công trình giao thông bao gồm những công trình nào?

    Căn cứ theo Mục 4 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về công trình giao thông bao gồm những công trình như sau:

    (1) Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.

    (2) Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.

    (3) Công trình đường sắt:

    - Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;

    - Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.

    - Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.

    (4) Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

    (5) Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.

    (6) Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:

    - Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).

    - Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

    - Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.

    - Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...

    (8) Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.

    (9) Cảng cạn.

    (10) Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

    Đất tại TP.HCM xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn thuộc nhóm đất gì?

    Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

    Điều 9. Phân loại đất
    [...]
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    [...]
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;

    Ngoài ra còn căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất công trình giao thông bao gồm:

    - Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người),

    - Điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ;

    - Các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải;

    - Cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo;

    - Cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không;

    - Các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;

    Như vậy, đất tại TP.HCM xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn là đất công trình giao thông thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Tuyến đường ven sông Sài Gòn Đường ven sông Sài Gòn Tuyến đường ven sông Sài Gòn khi nào xây dựng Công trình giao thông bao gồm những công trình Đất tại TP.HCM? Đất phi nông nghiệp
    52