14:06 - 15/04/2025

Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025 tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025 tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp? Danh sách 52 tỉnh thành dự kiến sáp nhập theo Tờ trình 624?

Mua bán nhà đất tại Bắc Giang

Xem thêm nhà đất tại Bắc Giang

Nội dung chính

    Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025 tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

    Cụ thể, Đề án đã nêu rõ, căn cứ vào 6 tiêu chí và định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận 127-KL/TW, Kết luận 130-KL/TW và Kết luận 137-KL/TW, Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương thông qua.

    Theo Đề án, có tổng số 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp. Phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 ĐVHC này là:

    1- Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.795,6 km2 và quy mô dân số 1.731.600 người.  

    2- Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.257 km2 và quy mô dân số 1.656.500 người. 

    3- Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.375,3 km2và quy mô dân số 1.694.500 người.

    4- Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.361,4 km2 và quy mô dân số 3.663.600 người. 

    5- Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 4.718,6 km2 và quy mô dân số 3.509.100 người.

    6- Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 2.514,8 km2và quy mô dân số 3.208.400 người.  

    7- Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.194,7 km2 và quy mô dân số 4.102.700 người. 

    8- Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.942,6 km2 và quy mô dân số 3.818.700 người. 

    9- Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.700 km2 và quy mô dân số 1.584.000 người. 

    10- Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 11.859,6 km2 và quy mô dân số 2.819.900 người.

    11- Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 14.832,6 km2 và quy mô dân số 1.861.700 người.

    12- Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 21.576,5 km2 và quy mô dân số 3.153.300 người. 

    13- Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8555,9km2 và quy mô dân số 1.882.000 người.

    14- Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 24.233,1 km2 và quy mô dân số 3.324.400 người.

    15- Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 18.096,4 km2 và quy mô dân số 2.831.300 người.

    16- Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km2 và quy mô dân số 13.608.800 người.

    17- Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.737,2 km2 và quy mô dân số 4.427.700 người.

    18- Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.536,5 km2 và quy mô dân số 2.959.000 người.

    19- Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 1 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km2 và quy mô dân số 3.207.000 người.

    20- Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km2 và quy mô dân số 3.367.400 người.

    21- Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 5.938,7 km2 và quy mô dân số 3.397.200 người.

    22- Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 7.942,4 km2 và quy mô dân số 2.140.600 người.

    23- Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.888,9 km2 và quy mô dân số 3.679.200 người.

    Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025 tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Hình từ internet)

    Xem Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025>> TẠI ĐÂY

    Danh sách 52 tỉnh thành dự kiến sáp nhập theo Tờ trình 624?

    Tại tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay với 52 tỉnh thành sáp nhập, 11 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhập như sau:

    Theo đó, sau quá trình sáp nhập, cả nước sẽ còn lại 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

    Trong 34 đơn vị hành chính này, có 23 tỉnh, thành được hình thành trên cơ sở sáp nhập từ 52 địa phương hiện tại, và 11 tỉnh, thành phố được giữ nguyên không thay đổi.

    - 52 tỉnh thành sáp nhập gồm:

    + 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ;

    + 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

    - 11 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhập gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

    Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025 tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

    Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025 tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Hình từ internet)

    Thông tin tỉnh Bắc Ninh sáp nhập Bắc Giang ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản Bắc Ninh?

    Theo Nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

    Dự kiến, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang.

    Việc hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết 60-NQ/TW không chỉ là một bước đi trong lộ trình tinh gọn bộ máy hành chính mà còn tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đặc biệt là tại Bắc Ninh.

    Theo đề xuất, sau khi hợp nhất, trung tâm hành chính - chính trị sẽ đặt tại Bắc Giang, điều này phần nào khiến nhà đầu tư tại Bắc Ninh lo ngại về khả năng "mất vai trò trung tâm", từ đó ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư đổ vào khu vực.

    Tuy nhiên, trong dài hạn, thị trường bất động sản Bắc Ninh được dự báo vẫn tiềm năng do sở hữu hạ tầng đồng bộ, gần Hà Nội và là tâm điểm của khu công nghiệp phía Bắc.

    Việc sáp nhập có thể tạo ra cơ hội mới, khi các quy hoạch vùng, đặc biệt là giao thông liên kết hai tỉnh được đẩy mạnh. Nhà đất quanh các khu vực giáp ranh Bắc Giang - Bắc Ninh, nhất là tại thành phố Bắc Ninh, Yên Phong, Từ Sơn đang được chú ý nhiều hơn.

    Hiện tại, giá đất tại Bắc Ninh dao động từ 18 – 30 triệu đồng/m² ở các khu dân cư đông đúc và lên đến 40 – 60 triệu đồng/m² ở trung tâm thành phố hoặc những nơi gần khu công nghiệp lớn như VSIP, Đại Đồng - Hoàn Sơn.

    Sau thông tin sáp nhập, một số khu vực ghi nhận mức tăng nhẹ 5 – 10% do kỳ vọng về hạ tầng liên kết và chính sách đầu tư mới sau hợp nhất.

    Dù có một số biến động ngắn hạn về tâm lý nhà đầu tư, song về lâu dài, Bắc Ninh vẫn là thị trường hấp dẫn, đặc biệt khi được nâng tầm trong một đơn vị hành chính lớn hơn, với nhiều kỳ vọng về quy hoạch đồng bộ và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

    Hợp đồng mua bán đất được hiểu là gì?

    Hiện nay, khái niệm "Hợp đồng mua bán đất" chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, "Hợp đồng mua bán đất" có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, trong đó bên bán cam kết chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả một khoản tiền đã thỏa thuận cho bên bán. Đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất (không phải quyền sở hữu đất đai)

    Hợp đồng được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, tuân thủ các điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024 và dựa trên nguyên tắc của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015.


    Trần Thị Thu Phương
    Từ khóa
    Sáp nhập tỉnh Đề án sáp nhập tỉnh Đề án sáp nhập tỉnh 2025 Toàn văn Đề án sáp nhập tỉnh 2025 Tổ chức lại đơn vị hành chính Mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp Bắc Ninh sáp nhập Bắc Giang Hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
    240