09:17 - 14/05/2025

Toàn bộ danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 do ai có thẩm quyền chỉ định?

Toàn bộ danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 do ai có thẩm quyền chỉ định? Chủ tịch UBND tỉnh có được thuê nhà ở công vụ Đà Nẵng không?

Nội dung chính

Toàn bộ danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 do ai có thẩm quyền chỉ định?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 như sau:

Điều 2
[...]
3. Khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp;
[...]

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp.

Như vậy, dự kiến danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Toàn bộ danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 do ai có thẩm quyền chỉ định?

Toàn bộ danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 do ai có thẩm quyền chỉ định? (Hình từ Internet)

Chủ tịch tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh, thành như sau:

(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; về thực hiện cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;

- Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực ở địa phương; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực tài chính, đầu tư, đất đai, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, nội vụ, lao động, văn hóa, thông tin, du lịch, thể dục thể thao, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạt động đối ngoại; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương theo quy định của pháp luật;

- Quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất;

- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

- Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa phương;

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương;

- Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

- Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;

- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại (1) và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dân cư đô thị; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Chủ tịch UBND tỉnh có được thuê nhà ở công vụ Đà Nẵng không?

Căn cứ quy định tai khoản 1 Điều 45 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Điều 45. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc trường hợp ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
b) Cán bộ, công chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển, biệt phái từ địa phương về cơ quan trung ương công tác giữ chức vụ từ Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển, biệt phái từ cơ quan trung ương về địa phương công tác hoặc từ địa phương này đến địa phương khác để giữ chức vụ từ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Giám đốc Sở và tương đương trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển, biệt phái theo yêu cầu quốc phòng, an ninh; công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; trừ trường hợp pháp luật quy định đối tượng thuộc điểm này phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
e) Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ; nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật;
g) Căn cứ điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này được bố trí nhà ở công vụ theo đề nghị của Bộ Xây dựng trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đồng thời, đối tượng được thuê nhà ở công vụ của Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2013 như sau:

Điều 4. Đối tượng, điều kiện được thuê và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ của Chính phủ
1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ của Chính phủ theo Quyết định này bao gồm:
a) Cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển công tác từ địa phương về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) cấp Trung ương có phụ cấp chức vụ từ 1,1 trở lên.
b) Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được điều động, luân chuyển công tác về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương (không phụ thuộc vào chức vụ được giao).
c) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
[...]

Như vậy, theo quy định trên, Chủ tịch UBND tỉnh không thuộc nhóm đối tượng đương nhiên được thuê nhà ở công vụ trừ khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

Được điều động, luân chuyển từ địa phương này đến địa phương khác để giữ chức vụ tương đương từ Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, Phó Giám đốc Sở trở lên (điểm b). Tuy nhiên, điều kiện này chủ yếu áp dụng cho cán bộ cấp dưới hoặc chuyển công tác, không áp dụng cho người đang giữ chức vụ Chủ tịch UBND tại chính địa phương đó.

Được Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Xây dựng và tổng hợp từ UBND cấp tỉnh (điểm g). Đây là cơ chế mở, cho phép xem xét từng trường hợp đặc biệt dựa trên điều kiện thực tế.

Ngoài ra, theo Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ được thuê nhà ở công vụ của Chính phủ nếu được điều động, luân chuyển về công tác tại Trung ương, chứ không áp dụng nếu vẫn đang công tác tại tỉnh.

Nếu Chủ tịch UBND tỉnh Đà Nẵng đang tại nhiệm và không được điều động công tác thì không thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định hiện hành trừ khi có quyết định đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ.

Trần Thị Thu Phương
Từ khóa
Chủ tịch tỉnh Danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 Chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập 2025 Danh sách 34 chủ tịch tỉnh mới Chủ tịch UBND tỉnh Thuê nhà ở công vụ Đà Nẵng
513