Tiến độ thi công dự án Vành đai 3 TP.HCM tháng 06/2025 mới nhất
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Tiến độ thi công dự án Vành đai 3 TP.HCM tháng 06/2025 mới nhất
Dự án Vành đai 3 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của quốc gia có chiều dài hơn 90 km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An với tổng vốn đầu tư lên đến 75.400 tỷ đồng.
Tính đến tháng 6/2025, theo ghi nhận tại công trường nhiều hạng mục đã có những bước tiến đáng kể. Riêng đoạn qua tỉnh Long An đang ghi nhận tốc độ thi công rất khả quan.
Theo báo cáo mới nhất phần thi công đường cao tốc đã đạt khoảng 77%, trong khi các công trình cầu trên tuyến hiện đạt tiến độ 75%.
Tại khu vực nút giao, khu vực xây dựng cầu vượt và cầu quay đầu đã cơ bản hoàn thành. Liền kề khu vực này là đoạn đường kết nối giữa Vành đai 3 và cao tốc Bến Lức Long Thành cũng đã được thảm nhựa gần như hoàn chỉnh,
Ở đoạn tiếp giáp với cao tốc TP.HCM Trung Lương khoảng hơn 1 km đang được đổ đá, san nền gấp rút. Cách đó chỉ 500 m, đoạn cầu cạn thuộc gói thầu số 2 đã hoàn tất việc đổ bê tông mặt cầu. Trong khi đó, công trình cầu bắc qua sông Bến Lức đang đẩy nhanh tiến độ đổ trụ và mặt cầu.
Dọc tuyến đi qua cánh đồng lúa xã Tân Bửu (huyện Bến Lức), nhiều đoạn đã được trải nhựa, với hàng chục máy móc hoạt động liên tục giữa trưa 24/6 để lu lèn, thảm nhựa nền đường.
Giai đoạn 1 của dự án được đầu tư theo hình thức phân kỳ, được thiết kế xây dựng 4 làn xe với tốc độ thiết kế lên đến 100 km/h. Với tiến độ như hiện nay thì toàn bộ dự án Vành đai 3 dự kiến sẽ hoàn thiện và đưa vào khai thác vào năm 2026.
Dưới đây là hình ảnh tiến độ thi công dự án Vành đai 3 TP.HCM tháng 06/2025 mới nhất:
(Hình từ Internet)
(Hình từ Internet)
(Hình từ Internet)
Tiến độ thi công dự án Vành đai 3 TP.HCM tháng 06/2025 mới nhất (Hình từ Internet)
Công trình giao thông bao gồm những công trình nào?
Căn cứ theo Mục 4 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về công trình giao thông bao gồm những công trình như sau:
(1) Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.
(2) Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.
(3) Công trình đường sắt:
- Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;
- Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.
- Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.
(4) Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
(5) Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.
(6) Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:
- Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).
- Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).
- Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.
- Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...
(8) Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.
(9) Cảng cạn.
(10) Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.
Phần đất để bảo vệ bảo trì Vành đai 3 TP.HCM được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Đường bộ 2024 quy định Phần đất để bảo vệ bảo trì đường bộ như sau:
(1) Chiều rộng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ngoài đô thị phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với đường bộ có nền đắp, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ chân ta luy nền đường ra bên ngoài;
- Đối với đường bộ có nền đào, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ mép ngoài cùng của rãnh đỉnh ra bên ngoài; ở nơi không xây dựng rãnh đỉnh thì xác định từ mép trên cùng đỉnh mái ta luy dương nền đường ra bên ngoài;
- Đối với cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường bộ thì phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép ngoài bộ phận kết cấu ngoài cùng của công trình trở ra; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, phạm vi đất để bảo vệ, bảo trì cầu được xác định từ mép ngoài trở ra của móng các hạng mục công trình mố, trụ, mép ngoài của kết cấu cầu;
- Đối với trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ nằm dọc phía ngoài lề đường và cách lề đường một khoảng đủ để xây dựng rãnh thoát nước, nhưng không nhỏ hơn 01 mét.
(2) Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đường đô thị đã có hè phố thì sử dụng một phần hè phố để thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp đường đô thị đi sát với tường bao nhà ở, tường bao công trình xây dựng khác, đường không có hè phố, đường nằm trong ngõ, ngách, kiệt, hẻm, đường nội bộ khu dân cư đô thị thì được sử dụng một phần mặt đường khi thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Đường bộ 2024 thì được xác định tương tự đường ngoài đô thị;
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024. Trường hợp cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị nằm liền kề với công trình xây dựng khác thì phần đất để bảo vệ, bảo trì là ranh giới của các công trình.
(3) Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; đối với các đường liền kề nhau, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép của đường ngoài cùng trở ra.
(4) Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với phạm vi đất dành cho đường sắt thì việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn công trình đường sắt.
(5) Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến vận hành và an toàn công trình đê điều. Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến vận hành và an toàn công trình thủy lợi; nếu bị ảnh hưởng thì người quản lý, sử dụng đường bộ, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý công trình thủy lợi phải có biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn công trình đường bộ, công trình thủy lợi và an toàn giao thông.
(6) Phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, công trình kè, tường chắn được xác định như sau:
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình hầm và được xác định từ mép ngoài cửa hầm chính, cửa hầm phụ, cửa hầm thông gió và các hạng mục công trình khác ra xung quanh;
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì bến phà đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình phà và được xác định từ mép ngoài đường xuống bến, công trình bến; phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu phao đường bộ được xác định từ mép ngoài đường đầu cầu phao và mố, trụ cầu phao;
- Trường hợp đường bộ có phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với công trình đường thủy nội địa, ranh giới đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ là chân móng của đường, các hạng mục thuộc công trình đường bộ;
- Phần đất bảo vệ, bảo trì công trình kè, tường chắn được xác định từ mép ngoài của bộ phận ngoài cùng của công trình ra xung quanh.
(7) Chính phủ quy định chi tiết Điều 14 Luật Đường bộ 2024