13:55 - 04/07/2025

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất mở rộng cao tốc Bắc Nam như thế nào?

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất mở rộng cao tốc Bắc Nam như thế nào? Tổng quan cao tốc Bắc Nam mới nhất 2025

Mua bán nhà đất tại Đồng Nai

Xem thêm nhà đất tại Đồng Nai

Nội dung chính

    Tập đoàn Sơn Hải đề xuất mở rộng cao tốc Bắc Nam như thế nào?

    Tập đoàn Sơn Hải vừa có văn bản gửi Chính phủ, kiến nghị cho phép nghiên cứu và lập hồ sơ đề xuất dự án mở rộng toàn bộ 679 km cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn từ Quảng Ngãi đến Dầu Giây (Đồng Nai).

    Theo đề xuất, Tập đoàn Sơn Hải mong muốn được giao làm đầu mối, phối hợp cùng một số nhà đầu tư để thực hiện nghiên cứu, lập hồ sơ theo phương thức đối tác công – tư (PPP). Doanh nghiệp cam kết hoàn thành hồ sơ đúng thời hạn và tự chịu chi phí nếu phương án không được phê duyệt.

    Đoạn cao tốc Quảng Ngãi – Dầu Giây hiện có quy mô 4 làn xe và chưa có làn dừng khẩn cấp liên tục. Theo quy hoạch, tuyến đường này sẽ được nâng cấp lên 6 làn xe, đồng thời mở rộng thêm khoảng 500 km các đoạn khác của tuyến cao tốc Bắc – Nam để đáp ứng nhu cầu giao thông.

    Trước đó, vào cuối tháng 5, Sơn Hải cũng đã kiến nghị nghiên cứu đầu tư mở rộng đoạn Hoài Nhơn (Bình Định) – Nha Trang (Khánh Hòa) dài 263 km theo hình thức PPP.

    Với đề xuất này, doanh nghiệp khẳng định tự thu xếp toàn bộ nguồn vốn hợp pháp, không sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo thời gian thi công không quá 24 tháng và bảo hành công trình trong 10 năm.

    Tính đến nay, khoảng 1.375 km cao tốc Bắc – Nam đã được đầu tư xây dựng với quy mô từ 2 đến 4 làn xe. Trong đó, 654 km thuộc giai đoạn 1 (2017–2020) đã đưa vào khai thác; 721 km thuộc giai đoạn 2 (2021–2025) đang thi công, dự kiến hoàn thành trong 2025–2026.

    Trên đây là thông tin tập đoàn Sơn Hải đề xuất mở rộng cao tốc Bắc Nam.

    Tập đoàn Sơn Hải đề xuất mở rộng cao tốc Bắc Nam như thế nào? (Hình từ Internet)

    Tổng quan cao tốc Bắc Nam mới nhất 2025

    Thông tin

    Mô tả

    Ký hiệu toàn tuyến

    CT.01

    Chiều dài

    2.063 km

    Đầu Bắc

    Cửa khẩu Hữu Nghị (thuộc tỉnh Lạng Sơn)

    Đầu Nam

    Đường vành đai TP. Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau)

    Đi qua các tỉnh, thành phố

    Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

    Các điểm giao cắt

    CT.37: Đoạn Ninh Hiệp – Pháp Vân;

    CT.02: Đoạn Nghệ An – Đà Nẵng;

    CT.29: Đoạn Long Thành – Lộ 25;

    CT.28: Đoạn Long Thành – Tân Hiệp;

    CT.36: Đoạn Cầu Mỹ Thuận 2;

    QL1A: Đoạn Bắc Giang – Pháp Vân.

     

    Các tuyến cao tốc khu vực phía Bắc

    Khu vực phía Bắc có 07 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 1.099 km, bao gồm:

    Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh: 130 km.

    Hà Nội – Hải Phòng: 105 km.

    Hà Nội – Việt Trì (Phú Thọ) – Lào Cai: 264 km.

    Nội Bài – Hạ Long (Quảng Ninh) – Móng Cái (Quảng Ninh): 294 km.

    Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn): 90 km.

    Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình: 56 km.

    Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh: 160 km.

    Các tuyến cao tốc Bắc Nam khu vực Miền Trung – Tây Nguyên

    Khu vực miền Trung – Tây Nguyên có tổng chiều dài cao tốc là 264 km, bao gồm 03 tuyến:

    Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Hương Sơn (Hà Tĩnh): 34 km.

    Cam Lộ (Quảng Trị) – Lao Bảo (Quảng Trị): 70 km.

    Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai): 160 km.

    Các tuyến cao tốc Bắc Nam khu vực phía Nam

    Khu vực phía Nam được chia thành 07 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 984 km. Trong đó bao gồm:

    Biên Hòa – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu): 76 km.

    Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt (Lâm Đồng): 209 km.

    Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước): 69 km.

    Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh): 55 km.

    Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng: 200 km.

    Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu: 225 km.

    Cần Thơ – Cà Mau: 150 km.

    Các tuyến đường vành đai tại Hà Nội và TP.HCM

    Đường vành đai Hà Nội: Vành đai 3 (dài 56 km); Vành đai 4 (dài 125 km).

    Đường vành đai TP.HCM: Vành đai 3 (dài 83km).

    Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc có những yêu cầu gì?

    Tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 115: 2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có nêu rõ yêu cầu về mặt cắt ngang đường bộ cao tốc như sau:

    - Số làn xe chạy được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế, nhưng không ít hơn 02 làn xe cho mỗi chiều. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50 m đối với đường cấp 80.

    - Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80.

    - Dải giữa

    + Bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy đối với trường hợp mặt cắt ngang đường cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường. Chiều rộng của dải an toàn tối thiểu là 0,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,50 m đối với đường cấp 80. Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an toàn.

    + Trường hợp 02 chiều xe chạy được bố trí trên 02 nền đường riêng biệt không có dải giữa, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và lề đất. Dải an toàn có chiều rộng tối thiểu 1,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,75 m đối với đường cấp 80.

    + Chiều rộng lề đất tối thiểu 0,75 m, bề mặt được trồng cỏ hoặc dùng các loại vật liệu khác để chống xói.

    Trần Thị Thu Phương
    Từ khóa
    Cao tốc Bắc - Nam Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc Nam Tập đoàn Sơn Hả Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc Đề xuất mở rộng cao tốc
    1