Tải File Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 7/4/2025 Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính?
Nội dung chính
Tải File Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 7/4/2025 Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính?
Ngày 7/4/2025, Nghị quyết 74/NQ-CP đã được Chính phủ ban hành nhằm tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 127-KL/TW, Kết luận 130-KL/TW, Kết luận 137-KL/TW và Công văn số 43-CV/BCĐ tạo sự thống nhất ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp.
Theo Nghị Quyết 74, Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính được quy định như sau:
- Ban hành kèm theo Nghị quyết này Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Tải File Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 7/4/2025 Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính: TẠI ĐÂY |
Tải File Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 7/4/2025 Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính? (hình từ internet)
Lộ trình sáp nhập tỉnh thành theo Công văn 43
Vào ngày 20/3/2025, Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 được Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong đó đề cập đến sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02.
Theo đó, Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 nêu ra những nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, trong đó đề cập đến lộ trình sáp nhập tỉnh thành như sau:
- Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025;
- Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo đảng ủy các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (hoàn thành trước ngày 15/4/2025)
- Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
Như vậy, Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 đã đề cập đến lộ trình sáp nhập tỉnh bao gồm
+ Xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (hoàn thành trước ngày 15/4/2025).
+ Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh),(hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
Định hướng phát triển bất động sản tại TP HCM thời kì sau thực hiện sáp nhập tỉnh?
Vấn đề sáp nhập các tỉnh lân cận vào Thành phố Hồ Chí Minh đang được đề xuất nhằm tạo ra một đô thị đa cực với hệ sinh thái kinh tế tổng hợp. Theo đó, TP HCM sẽ giữ vai trò trung tâm tài chính, dịch vụ và công nghệ phát huy lợi thế là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Sau khi có thông tin về đề án sáp nhập, thị trường bất động sản tại các khu vực giáp ranh TP HCM đã ghi nhận mức độ quan tâm và giá đất tăng đáng kể. Cụ thể,
- Mức độ tìm kiếm bất động sản tại Thuận An và Dĩ An (Bình Dương) tăng lần lượt 26% và 23%
- Giá đất tại các khu vực này tăng từ 10% đến 20% chỉ sau vài tuần
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng, tránh chạy theo tin đồn và đầu cơ, dẫn đến bong bóng bất động sản và rủi ro tài chính. Việc sáp nhập tỉnh có thể tạo ra những trung tâm kinh tế mới, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng tác động cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy hoạch, đầu tư hạ tầng và tình hình kinh tế chung.
Trong bối cảnh này, định hướng phát triển bất động sản tại TP HCM một cách bền vững, tập trung vào việc quy hoạch đồng bộ, đầu tư hạ tầng và phát triển các khu đô thị vệ tinh để giảm tải cho khu vực nội đô.