10:56 - 09/06/2025

Sửa chữa cầu trên Quốc lộ 20 ở đèo Bảo Lộc khi nào xong?

Sửa chữa cầu trên Quốc lộ 20 ở đèo Bảo Lộc dự kiến thi công đến tháng 7.

Nội dung chính

    Sửa chữa cầu trên Quốc lộ 20 ở đèo Bảo Lộc khi nào xong?

    Tối ngày 8/6, Tình trạng kẹt xe trên đèo Bảo Lộc, đoạn thuộc Quốc lộ 20 diễn ra khá nghiêm trọng. Nguyên nhân là do việc thi công nâng cấp cầu Bảo Lộc 2, khiến các phương tiện phải di chuyển chậm qua khu vực này, gây ùn tắc kéo dài đến 10 km.

    Thực tế, tình trạng kẹt xe qua cầu Bảo Lộc 2 đã bắt đầu từ gần nửa tháng nay, nhưng đến thời điểm hiện tại thì mức độ ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn. Mỗi đợt kẹt xe thường kéo dài từ 1,5 đến 2 giờ, đặc biệt vào giờ cao điểm buổi sáng.

    Dự án sửa chữa, nâng cấp cầu Bảo Lộc 2 do Khu Quản lý đường bộ IV làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 11/2024, dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2025. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thiết kế dự án đã nhiều lần điều chỉnh dẫn đến chậm tiến độ đáng kể. Đến nay, chủ đầu tư đã gia hạn thời gian thi công đến tháng 7/2025.

    Hiện nay toàn bộ nhân lực và máy móc đang được huy động tối đa để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, khối lượng phương tiện lưu thông lớn cộng với các dịp cao điểm du lịch đang tạo áp lực lớn cho quá trình thi công.

    Như vậy, sẽ sửa chữa cầu trên Quốc lộ 20 ở đèo Bảo Lộc dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025. Việc sửa chữa, mở rộng cầu Bảo Lộc 2 là rất cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông và tăng khả năng kết nối.

    Sửa chữa cầu trên Quốc lộ 20 ở đèo Bảo Lộc khi nào xong?

    Sửa chữa cầu trên Quốc lộ 20 ở đèo Bảo Lộc khi nào xong? (Hình từ Internet)

    Bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 35 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:

    (1) Bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì hoạt động bình thường, an toàn của kết cấu hạ tầng đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng, bao gồm:

    - Bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ;

    - Sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ;

    - Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, đánh giá an toàn kết cấu hạ tầng đường bộ.

    (2) Bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:

    - Bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ gồm bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ và được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

    - Kết quả thực hiện bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ phải được ghi chép và lập hồ sơ; người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình đường bộ;

    - Việc áp dụng hình thức bảo dưỡng đối với kết cấu hạ tầng đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đấu thầu.

    (3) Sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất để khắc phục hư hỏng, xuống cấp phát sinh trong thời gian vận hành, khai thác, sử dụng bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ, hạn chế việc xuống cấp của kết cấu hạ tầng đường bộ.

    (4) Sửa chữa định kỳ bao gồm:

    - Sửa chữa khiếm khuyết, hư hỏng công trình, hạng mục công trình, thiết bị, thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ về thời hạn hoặc tần suất khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

    - Bổ sung báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông đường bộ và các hạng mục công trình, thiết bị công trình khác để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đang khai thác;

    - Sửa chữa, nâng cấp kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng trong lĩnh vực đường bộ; mua sắm bổ sung vật tư dự phòng phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

    - Sửa chữa, nâng cấp hệ thống quản lý giao thông thông minh; trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc; phương tiện, thiết bị, hệ thống công nghệ phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ; hệ thống quản lý, vận hành giao thông đường bộ; hệ thống thu phí; công trình kiểm soát tải trọng xe.

    (5) Sửa chữa đột xuất bao gồm:

    - Sửa chữa khắc phục điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ;

    - Sửa chữa khắc phục hậu quả thiên tai;

    - Sửa chữa khi bộ phận công trình bị hư hỏng đột xuất trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng và các trường hợp cần thiết khác để bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông trong thời gian vận hành, khai thác, sử dụng.

    (6) Việc sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng lưu lượng, tải trọng khai thác và tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định của Luật Đường bộ 2024.

    (7) Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ và đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:

    - Việc kiểm tra chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ gồm các công việc tuần đường, tuần kiểm và các công việc kiểm tra khác theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Việc quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ và đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    (8) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều 35 Luật Đường bộ 2024.

    Phần đất để bảo vệ bảo trì cầu trên Quốc lộ 20 được quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 14 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:

    (1) Chiều rộng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ngoài đô thị phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và được xác định theo nguyên tắc sau đây:

    - Đối với đường bộ có nền đắp, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ chân ta luy nền đường ra bên ngoài;

    - Đối với đường bộ có nền đào, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ mép ngoài cùng của rãnh đỉnh ra bên ngoài; ở nơi không xây dựng rãnh đỉnh thì xác định từ mép trên cùng đỉnh mái ta luy dương nền đường ra bên ngoài;

    - Đối với cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường bộ thì phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép ngoài bộ phận kết cấu ngoài cùng của công trình trở ra; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, phạm vi đất để bảo vệ, bảo trì cầu được xác định từ mép ngoài trở ra của móng các hạng mục công trình mố, trụ, mép ngoài của kết cấu cầu;

    - Đối với trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ nằm dọc phía ngoài lề đường và cách lề đường một khoảng đủ để xây dựng rãnh thoát nước, nhưng không nhỏ hơn 01 mét.

    (2) Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc sau đây:

    - Đường đô thị đã có hè phố thì sử dụng một phần hè phố để thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;

    - Trường hợp đường đô thị đi sát với tường bao nhà ở, tường bao công trình xây dựng khác, đường không có hè phố, đường nằm trong ngõ, ngách, kiệt, hẻm, đường nội bộ khu dân cư đô thị thì được sử dụng một phần mặt đường khi thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;

    - Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Đường bộ 2024 thì được xác định tương tự đường ngoài đô thị;

    - Phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024. Trường hợp cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị nằm liền kề với công trình xây dựng khác thì phần đất để bảo vệ, bảo trì là ranh giới của các công trình.

    (3) Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; đối với các đường liền kề nhau, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép của đường ngoài cùng trở ra.

    (4) Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với phạm vi đất dành cho đường sắt thì việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn công trình đường sắt.

    (5) Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến vận hành và an toàn công trình đê điều. Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến vận hành và an toàn công trình thủy lợi; nếu bị ảnh hưởng thì người quản lý, sử dụng đường bộ, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý công trình thủy lợi phải có biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn công trình đường bộ, công trình thủy lợi và an toàn giao thông.

    (6) Phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, công trình kè, tường chắn được xác định như sau:

    - Phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình hầm và được xác định từ mép ngoài cửa hầm chính, cửa hầm phụ, cửa hầm thông gió và các hạng mục công trình khác ra xung quanh;

    - Phần đất để bảo vệ, bảo trì bến phà đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình phà và được xác định từ mép ngoài đường xuống bến, công trình bến; phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu phao đường bộ được xác định từ mép ngoài đường đầu cầu phao và mố, trụ cầu phao;

    - Trường hợp đường bộ có phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với công trình đường thủy nội địa, ranh giới đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ là chân móng của đường, các hạng mục thuộc công trình đường bộ;

    - Phần đất bảo vệ, bảo trì công trình kè, tường chắn được xác định từ mép ngoài của bộ phận ngoài cùng của công trình ra xung quanh.

    (7) Chính phủ quy định chi tiết Điều 14 Luật Đường bộ 2024

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Quốc lộ 20 Cầu trên Quốc lộ 20 Sửa chữa cầu trên Quốc lộ 20 ở đèo Bảo Lộc Bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ Phần đất để bảo vệ bảo trì cầu trên Quốc lộ 20 Đường bộ Sửa cầu đèo Bảo Lộc Đèo Bảo Lộc Kẹt xe Đèo Bảo Lộc
    134