Sơ đồ tuyến metro Cần Giờ chi tiết như thế nào?
Nội dung chính
Sơ đồ tuyến metro Cần Giờ chi tiết như thế nào?
TPHCM đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa tuyến metro Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188/2025/QH15 đồng thời áp dụng những chính sách đặc thù để thúc đẩy đầu tư dự án.
Tổng chiều dài tuyến metro Cần Giờ dự kiến khoảng 48,7km và chỉ hoàn toàn đi trên cao với hai nhà ga lớn đặt tại Tân Phú và Cần Giờ. Tuyến đường metro được thiết kế theo chuẩn đường đôi khổ 1.435mm và vận hành với tốc độ lên đến 250km/giờ.
Tổng vốn đầu tư cho dự án ước tính khoảng 102.370 tỷ đồng được đầu tư dự kiến theo hình thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh)
Theo đề xuất, tuyến metro Cần Giờ sẽ có điểm khởi đầu tại đoạn đường Nguyễn Văn Linh (giữa giao lộ Nguyễn Thị Thập và Lý Phục Man), đi dọc theo trục đường này, sau đó rẽ vào Nguyễn Lương Bằng. Sau đó tuyến chạy theo đường số 11 của khu tái định cư Vạn Phát Hưng Nhà Bè, vượt sông Soài Rạp, đi song song với cao tốc Bến Lức Long Thành và bám theo đường Rừng Sác đến điểm cuối tại dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ)
Sơ đồ tuyến metro Cần Giờ chi tiết như sau:
(Hình từ internet)
Sơ đồ tuyến metro Cần Giờ chi tiết như thế nào? (Hình từ internet)
Tổng quan tuyến metro Cần Giờ
| Thông tin chi tiết |
Tên dự án | Tuyến metro Cần Giờ |
Chiều dài tuyến | Khoảng 48,7km |
Điểm đầu | Từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man) |
Điểm cuối | Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) |
Tổng vốn đầu tư | Dự kiến khoảng 4 tỷ USD |
Tiêu chuẩn thiết kế | Tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, với chiều dài khoảng 48,5 km |
Tốc độ thiết kế | Tối đa là 250 km/h |
Ý nghĩa | Rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TPHCM đến Cần Giờ, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch, đầu tư và nâng cao chất lượng sống của người dân |
Hình thức đầu tư | Dự kiến theo phương thức đối tác công tư (PPP) |
Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt theo quy định ra sao?
Theo Điều 5 Luật Đường sắt 2017 quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt
1. Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
2. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt.
3. Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt.
4. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.
6. Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.
Như vậy, chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt được quy định cụ thể:
- Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt
- Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng - khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt
- Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm