Nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành khi nào hoàn thành?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành khi nào hoàn thành?
Nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài khoảng 1,3 km. Công trình có tổng mức đầu tư gần 591 tỷ đồng, dự kiến khởi công quý 4 năm nay, hoàn thành năm 2026.
Nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ được xây dựng theo dạng liên thông khác mức với tổng chiều dài tuyến khoảng 1,3km. Công trình được kỳ vọng sẽ tạo kết nối giao thông thông suốt giữa các tuyến huyết mạch phía Nam thành phố, phát huy hiệu quả đầu tư của cả hai tuyến giao thông khi đưa vào khai thác.
Nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ tiếp nối với dự án mở rộng quốc lộ 50 (gói thầu số 5) và gói thầu A2-2 thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành giữ vai trò then chốt trong việc kết nối liên vùng, giảm áp lực cho các tuyến chính và thúc đẩy phát triển kinh tế, hạ tầng khu vực, mở thêm một lối cửa ngõ cho TP.HCM.
Như vậy, nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hoàn thành trong năm 2026.
Nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành khi nào hoàn thành? (Hình từ internet)
Giao thông trên đường cao tốc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về giao thông trên đường cao tốc được nêu rõ cụ thể như sau:
[1] Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
- Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
- Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;
- Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
- Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
[2] Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp;
Trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.
[3] Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nút giao quốc lộ 50 bao gồm những loại đất nào?
Căn cứ tại Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định:
Điều 44. Quy định chung đối với đường bộ cao tốc
1. Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
2. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:
a) Đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này;
b) Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.
Như vậy, dẫn chiếu đến điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Đường bộ 2024 quy định đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nút giao quốc lộ 50 bao gồm:
- Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ.
- Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ.
- Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.