Nút giao Mỹ Thủy ở đâu? Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao Mỹ Thủy đấu nối vào quốc lộ ra sao?
Nội dung chính
Nút giao Mỹ Thủy ở đâu?
Nút giao Mỹ Thủy nằm tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Đây là điểm giao cắt quan trọng giữa ba tuyến đường huyết mạch là đường Nguyễn Văn Cống, đường Võ Chí Công và đường Nguyễn Thị Định. Những khu vực này thường có lưu lượng giao thông lớn đặc biệt là xe container, cho nên nút giao Mỹ Thủy luôn gặp tình trạng ùn tác giao thông.
Vào sáng ngày 14/3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM đã chính thức khởi công giai đoạn 3 của dự án nút giao Mỹ Thủy với mục tiêu đặt ra là hoàn thành toàn bộ dự án vào dịp 30/4/2026.
Nút giao Mỹ Thủy được thiết kế với quy mô 4 tầng, bao gồm: cầu vượt trên trục đường Võ Chí Công, cầu vượt rẽ trái từ hướng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ (dành cho ô tô, 2 làn xe), hầm chui rẽ trái từ Võ Chí Công vào khu vực cảng Cát Lái, cùng với các cây cầu Kỳ Hà 3 và Kỳ Hà 4, các nhánh đường dẫn và hầm chui hỗ trợ giao thông liên thông.
Dự án được triển khai qua ba giai đoạn. Trong đó nhiều hạng mục thuộc giai đoạn 1 và 2 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2019-2021. Từ cuối năm 2023, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các phần việc còn lại như cuầ vượt rẽ trái từ Cát Lái đi Phú Mỹ và Cầu Kỳ Hà 4.
Giai đoạn 3, vừa mới khởi công trong thời gian gần đây sẽ tập trung hoàn thiện cầu vượt trên đường Võ Chí Công và nhánh phải cầu Kỳ Hà 3, đầy đều là những hạng mục cuối cùng để kết nối tổng thể nút giao một cách hoàn chỉnh.
Tổng mức đầu tư cho toàn dự án hơn 3.400 tỉ đồng. Trong đó, phần xây lắp (dự án thành phần 1) chiếm khoảng 1,826 tỉ đồng dành cho bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (dự án thành phần 2).
Như vậy, Nút giao Mỹ Thủy nằm tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Khi hoàn thành, nút giao Mỹ Thủy sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông bên cạnh đó tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh thành được thuận lợi hơn.
Nút giao Mỹ Thủy ở đâu? Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao Mỹ Thủy đấu nối vào quốc lộ ra sao? (Hình từ Internet)
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:
(1) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
- Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
- Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
(3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.
Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao Mỹ Thủy đấu nối vào quốc lộ ra sao?
Căn cứ tại Tại Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
(1) Chủ đầu tư dự án xây dựng nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác theo hình thức trực tiếp hoặc gửi gián tiếp (qua hệ thống bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến) đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Đơn đề nghị theo quy định tại mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT;
- Thuyết minh và bản vẽ biện pháp tổ chức thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ đang khai thác; biện pháp bảo đảm giao thông đường bộ khi thi công xây dựng nút giao đấu nối.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác:
- Đối với quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý, Khu Quản lý đường bộ thực hiện cấp phép thi công đấu nối vào đường quốc lộ thuộc phạm vi quản lý;
- Đối với quốc lộ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc cấp phép thi công đấu nối vào đường quốc lộ.
(3) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả, nếu không đủ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định
- Đối với hồ sơ nộp gián tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận, nếu không đủ có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép thi công nút giao đấu nối theo quy định tại mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT, trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(4) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác:
- Đối với nút giao đấu nối thuộc dự án đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hiệu lực của giấy phép thi công nút giao đấu nối bằng tiến độ thực hiện dự án;
- Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT, thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công đấu nối không quá 24 tháng kể từ ngày được cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác;
- Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công mà chưa hoàn thành thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục cấp phép.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao Ngã Tư Đình đấu nối vào quốc lộ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo quy định tại mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT;
- Thuyết minh và bản vẽ biện pháp tổ chức thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ đang khai thác; biện pháp bảo đảm giao thông đường bộ khi thi công xây dựng nút giao đấu nối.
>> Tải mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT: TẠI ĐÂY