Metro Cần Giờ khởi công chưa? Khi nào khởi công?
Nội dung chính
Metro Cần Giờ khởi công chưa? Khi nào khởi công?
Theo kế hoạch, tuyến metro Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 48,5km sẽ có điểm khởi đầu tại đoạn đường Nguyễn Văn Linh (giữa giao lộ Nguyễn Thị Thập và Lý Phục Man), đi dọc theo trục đường này, sau đó rẽ vào Nguyễn Lương Bằng. Sau đó tuyến chạy theo đường số 11 của khu tái định cư Vạn Phát Hưng Nhà Bè, vượt sông Soài Rạp, đi song song với cao tốc Bến Lức Long Thành và bám theo đường Rừng Sác đến điểm cuối.
Tuyến metro Cần Giờ chỉ hoàn toàn đi trên cao với hai nhà ga lớn đặt tại Tân Phú và Cần Giờ. Tuyến đường metro được thiết kế theo chuẩn đường đôi khổ 1.435mm và vận hành với tốc độ lên đến 250km/giờ với tổng vốn đầu tư cho dự án ước tính khoảng 102.370 tỷ đồng
Tập đoàn Vingroup đã đề xuất làm chủ đầu tư tuyến Metro Cần Giờ theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đã được UBND TP giao nhiệm vụ nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án. Nguồn vốn của dự án từ nguồn vốn tự có của nhà đầu tư và huy động thêm từ các nguồn hợp pháp khác, không sử dụng ngân sách thành phố.
Tập đoàn Vingroup đang đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ đề xuất dự án. Dự kiến tuyến metro Cần Giờ khởi công vào đầu năm 2026.
Metro Cần Giờ khởi công chưa? Khi nào khởi công? (Hình từ internet)
Đất xây dựng công trình đường sắt thuộc nhóm đất gì?
Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
a) Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người), điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
[...]
Như vậy, đất xây dựng công trình đường sắt thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng.
Quy định của pháp luật về phương tiện đường sắt đô thị như thế nào?
Theo Điều 19 Quyết định 97/2024/QĐ-UBND quy định về phương tiện đường sắt đô thị.
Điều 19. Phương tiện đường sắt đô thị
1. Phương tiện đường sắt đô thị phải đảm bảo:
a) Các điều kiện tham gia giao thông, đăng kiểm, đăng ký trước khi phương tiện đường sắt đô thị được đưa vào vận hành, khai thác trên tuyến;
b) Các quy định về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện đường sắt đô thị trong quá trình vận hành, khai thác trên tuyến.
2. Hệ thống toa xe, thiết bị của phương tiện đường sắt đô thị phải được thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng tại đề-pô nhằm đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả.
3. Đặc điểm phương tiện đường sắt đô thị đảm bảo phù hợp với công tác vận hành và khả năng nhận diện của hành khách. Màu sơn bên ngoài phương tiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Bên trong phương tiện thể hiện các thông tin cấm (như cấm hút thuốc, cấm đem các chất cấm hoặc dễ cháy, nổ...); màn hình thể hiện thông tin trên tàu; quảng cáo theo quy định của pháp luật.
4. Phương tiện đường sắt đô thị phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai theo quy định.
Như vậy, quy định của pháp luật về phương tiện đường sắt đô thị cụ thể như sau:
- Phương tiện đường sắt đô thị đảm bảo: Các điều kiện tham gia giao thông trước khi vận hành, Các quy định về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị.
- Hệ thống toa xe, thiết bị phải được thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng tại đề-pô
- Đặc điểm đảm bảo phù hợp với công tác vận hành và khả năng nhận diện
- Có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.