Kéo dài thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật đến khi nào? Đất xây dựng chùa Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng thuộc nhóm đất nào?
Mua bán nhà đất tại Đà Nẵng
Nội dung chính
Kéo dài thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật đến khi nào?
Ngày 19/5, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam có văn bản thông báo về việc Thủ tướng nước này đã chấp thuận kéo dài thời gian tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam đến ngày 2/6.
Trước đó, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được tổ chức tại TP HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật tại 4 địa điểm để người dân cả nước tự do đến chiêm bái, đảnh lễ, gồm: Chùa Thanh Tâm (TP HCM), núi Bà Đen (Tây Ninh), chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Tam Chúc (Hà Nam).
Theo đó, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị được bổ sung một số địa điểm tôn trí xá lợi Phật, cụ thể tại:
- Chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 21 - 22/5
- Chùa Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ ngày 22 - 24/5
- Cung Trúc Lâm Yên Tử, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 25 - 28/5
- Chùa Chuông TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, từ ngày 28 - 29/5
- Chùa Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng từ ngày 30/5 - 2/6
Như vậy, sẽ kéo dài thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật đến ngày 2/6.
Kéo dài thời gian chiêm bái Xá lợi Đức Phật đến khi nào? Đất xây dựng chùa Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng thuộc nhóm đất nào? (Hình từ internet)
Quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng như thế nào?
Quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng theo Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016:
+ Trước khi tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với trước, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
- Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Đất xây dựng chùa Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng thuộc nhóm đất nào?
Theo khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
[...]
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
[...]
Ngoài ra còn căn cứ tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo bao gồm:
Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
7. Đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác.
[...]
Như vậy, đất xây dựng chùa Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng là đất tôn giáo và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.