16:12 - 02/07/2025

Đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua các xã mới nào của Nghệ An?

Cao tốc Bắc Nam đi qua các xã mới nào của Nghệ An? Sau sáp nhập cao tốc Bắc Nam đi qua các tỉnh nào?

Mua bán nhà đất tại Nghệ An

Xem thêm nhà đất tại Nghệ An

Nội dung chính

    Đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua các xã mới nào của Nghệ An

    Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, tuyến đường này khi đi qua tỉnh Nghệ An sẽ có tổng chiều dài lên tới 85,5 km. Tuyến được thiết kế và chia thành hai đoạn chính, với các xã và địa phương đặc biệt được tác động trong quá trình triển khai. Cụ thể:

    (1) Đoạn 1: Từ thị xã Hoàng Mai đến núi Thần Vũ

    Tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ đi qua các xã và khu vực sau:

    Thị xã Hoàng Mai (cũ), sau đó tuyến đường sẽ vượt qua núi Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia cũ của tỉnh Thanh Hóa), tránh khu vực Nhà máy Xi măng Hoàng Mai, rồi tiếp tục đi về phía Tây.

    Tuyến này đi qua các xã mới của tỉnh Nghệ An gồm

    Quỳnh Văn và Quỳnh Sơn (huyện Quỳnh Lưu cũ)

    Minh Châu, Tân Châu, Hùng Châu, Đức Châu, Diễn Châu, An Châu (huyện Diễn Châu cũ)

    Tuyến đường sắt cao tốc sẽ chạy song song với tuyến đường sắt hiện tại, cách từ 100m đến 400m về phía Tây, và nằm giữa hành lang của đường sắt Bắc-Nam hiện hữu và tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đã được quy hoạch.

    (2) Đoạn 2: Từ núi Thần Vũ đến sông Lam

    Tuyến đường sắt cao tốc tiếp tục qua các xã và khu vực sau:

    Đi qua hầm Thần Vũ (nay thuộc xã Tân Châu của huyện Diễn Châu cũ) và xã Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc cũ).

    Tuyến này tránh đập Ô Ồ, tiếp tục chạy theo hành lang quy hoạch của Khu kinh tế Đông Nam, song song với đường bộ cao tốc Bắc-Nam.

    Tuyến sẽ tiếp tục chạy về phía Đông và nằm giữa tuyến cao tốc Bắc-Nam và tuyến tránh Vinh, vượt qua Quốc lộ 46 cũ, tuyến đường sắt hiện tại và sông Lam tại xã Lam Thành, rồi sang địa phận tỉnh Hà Tĩnh.

    Như vậy, các xã mới nằm trong tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua tỉnh Nghệ An gồm:

    - Quỳnh Văn, Quỳnh Sơn (huyện Quỳnh Lưu cũ)

    Minh Châu, Tân Châu, Hùng Châu, Đức Châu, Diễn Châu, An Châu (huyện Diễn Châu cũ)

    Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc cũ)

    Tân Châu và Nghi Đồng là các xã mới được hình thành trong quá trình sáp nhập, liên quan đến dự án tuyến đường sắt cao tốc này.

    Dự án sẽ góp phần làm tăng tính kết nối giữa các khu vực đô thị và khu vực nông thôn, mang lại nhiều cơ hội phát triển cho những địa phương này.

    Đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua các xã mới nào của Nghệ An?(Hình ảnh Internet)

    Sau sáp nhập đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua các tỉnh nào?

    Căn cứ Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh).

    2. Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:
    a) Phạm vi: Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh;

    Đồng thời, theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 và Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 chính thức giảm số tỉnh thành từ 63 xuống 34 tỉnh thành. Do đó, một số tỉnh, thành phố sau sáp nhập có thể sẽ là điểm đặt nhiều ga tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

    Dưới đây là danh sách tỉnh, thành phố sau sáp nhập có ga đường sắt cao tốc Bắc Nam, cụ thể có 15 tỉnh, thành phố sẽ có 26 ga đường sắt cao tốc, bao gồm:  Ninh Bình; Đà Nẵng; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Gia La; Lâm Đồng; Đồng Nai ; Quảng Trị; Hà Nội; Nghệ An; Thanh Hóa (không sáp nhập); Thừa Thiên Huế; Quảng Ngãi; Đắk Lắk ; TP.HCM.

    Phân loại và yêu cầu về ga đường sắt như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Đường sắt 2017 quy định về ga đường sắt thì phân loại và yêu cầu về ga đường sắt tại Hải Dương như sau:

    (1) Ga đường sắt được phân loại như sau:

    + Ga hành khách để đón, trả khách, thực hiện dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách, tác nghiệp kỹ thuật và kinh doanh dịch vụ thương mại khác;

    + Ga hàng hoá để giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hoá, thực hiện dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng hoá và tác nghiệp kỹ thuật;

    + Ga kỹ thuật để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu;

    + Ga hỗn hợp có chức năng của 02 hoặc 03 loại ga quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

    (2) Ga đường sắt phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    + Tùy theo cấp kỹ thuật ga, ga đường sắt gồm có nhà ga, quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và công trình khác có liên quan đến hoạt động đường sắt;

    + Ga đường sắt phải có tên ga và thông tin, chỉ dẫn cho khách hàng. Tên ga không trùng nhau và phù hợp với địa danh, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của địa phương.

    Tại các ga trên đường sắt quốc gia trong đô thị loại III trở lên, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế phải bố trí nơi làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên có liên quan đến hoạt động đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    + Phải có hệ thống thoát hiểm; hệ thống phòng cháy và chữa cháy; hệ thống cấp điện, chiếu sáng, thông gió; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống bảo đảm vệ sinh môi trường và yêu cầu kỹ thuật khác của nhà ga;

    - Ga hành khách phải có công trình, thiết bị chỉ dẫn tiếp cận cho người khuyết tật và đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật; hệ thống điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế;

    - Ga liên vận quốc tế, ga trung tâm phải có kiến trúc mang đặc trưng lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, vùng miền. Ga đường sắt tốc độ cao phải có thiết bị kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn;

    - Tại các ga đường sắt quốc gia, ga đường sắt đô thị được phép xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng.

    Nguyễn Thị Thương Huyền
    Từ khóa
    Đường sắt cao tốc Bắc Nam Đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua tỉnh Nghệ An Đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua các xã mới Sau sáp nhập đường sắt cao tốc Bắc Nam Ga đường sắt cao tốc Bắc Nam
    1