Dự án tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ khi nào khởi công?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Dự án tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ khi nào khởi công?
Dự án tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ là một trong những công trình hạ tầng trọng điểm đang dần được triển khai sau nhiều năm đưa vào quy hoạch.
Dự án tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ có chiều dài khoảng 175 km, sử dụng khổ đường tiêu chuẩn 1.435 mm và được xác định đầu tư trước năm 2030. Tổng mức đầu tư sơ bộ cho toàn dự án ước khoảng 238.616 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 khoảng 173.643 tỷ đồng, giai đoạn 2 khoảng 64.973 tỷ đồng
Mới đây , Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã chính thức tiếp nhận kết quả nghiên cứu từ Ban Quản Lý dự án đường sắt và đang phối hợp cùng liên danh tư vấn khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và dự kiến sẽ báo cáo vào giữa tháng 7/2025.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được chia thành 2 giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn 1 sẽ xây dựng tuyến đường đơn từ ga An Bình đến TP. Cần Thơ với tổng chiều dài khoảng 175,2 km.
- Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục nâng cấp toàn tuyến thành đường đôi để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Tuyến đường sắt dự kiến bố trí 12 ga chính và 4 ga khách tiềm năng, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ bao gồm 3 depot tại An Bình, Tân Kiên và Cần Thơ, 4 trạm bảo dưỡng, khám xe tại Thạnh Đức, Tam Hiệp, Cai Lậy và Bình Minh và 3 trạm bảo dưỡng hạ tầng.
Đặc biệt, tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ sẽ đi qua 3 cây cầu vượt sông lớn là sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng với 2 vị trí vượt sông đặc biệt lớn là sông Tiền và sông Hậu.
Theo kế hoạch, nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư vào quý IV/2026 thì giai đoạn 1 của dự án sẽ được khởi công trước năm 2030 và đưa vào khai thác từ năm 2035.
Như vậy, Dự án tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ dự kiến khởi công trước năm 2030. Khi hoàn thành dự án dự kiến sẽ đảm nhận khối lượng vận tải khổng lồ với khoảng 26 triệu tấn hàng hóa cùng với 18 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2055, góp phần giảm tải đáng kể cho hoạt động dường bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các vùng.
Dự án tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ khi nào khởi công? (Hình từ Internet)
Tổng quan tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ
Dưới đây là thông tin tổng quan tuyến đường sắt TP.HCM Cần Thơ:
Nội dung | Thông tin chi tiết |
---|---|
Tên dự án | Tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ |
Chiều dài tuyến | ~175,2 km |
Khổ đường | 1.435 mm (tiêu chuẩn quốc tế) |
Số giai đoạn đầu tư | 2 giai đoạn |
Giai đoạn 1 | Xây dựng tuyến đường đơn từ An Bình đến Cần Thơ |
Giai đoạn 2 | Nâng cấp toàn tuyến thành đường đôi |
Tổng mức đầu tư sơ bộ | ~238.616 tỷ đồng |
– Giai đoạn 1 | ~173.643 tỷ đồng |
– Giai đoạn 2 | ~64.973 tỷ đồng |
Cấu trúc tuyến | 76,6 km đi trên nền đất; 98,6 km cầu (cạn và vượt sông) |
Số lượng ga chính | 12 ga |
Ga khách tiềm năng | 4 ga |
Depot | 3 depot: An Bình, Tân Kiên, Cần Thơ |
Trạm bảo dưỡng, khám xe | 4 trạm: Thạnh Đức, Tam Hiệp, Cai Lậy, Bình Minh |
Trạm bảo dưỡng hạ tầng | 3 trạm |
Cầu vượt sông lớn | 3 cầu: sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây |
Cầu vượt sông đặc biệt lớn | 2 cầu: sông Tiền, sông Hậu |
Năng lực vận tải dự kiến (năm 2055) | 26 triệu tấn hàng hóa/năm; 18 triệu hành khách/năm |
Hình thức đầu tư | Giai đoạn đầu: Đầu tư công; Sau đó: Kêu gọi doanh nghiệp tham gia khai thác |
Dự kiến trình chủ trương đầu tư | Quý IV/2026 |
Dự kiến khởi công | Trước năm 2030 |
Dự kiến vận hành | Từ năm 2035 |
Chính sách ưu đãi hỗ trợ về đất trong hoạt động đường sắt tại TP.HCM được quy định ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Đường sắt 2017 quy định về ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt như sau:
Điều 6. Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt
[...]
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;
b) Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đầu tư mua sắm phương tiện giao thông đường sắt, máy móc, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt;
c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị, công nghiệp đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện giao thông đường sắt, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được.
[...]
Như vậy, những chính sách ưu đãi hỗ trợ về đất trong hoạt động đường sắt tại TP.HCM bao gồm:
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
- Miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;