Dự án đường Võ Văn Kiệt nối Long An dự kiến khởi công vào năm 2026 đúng không?
Mua bán nhà đất tại Long An
Nội dung chính
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối Long An dự kiến khởi công vào năm 2026 đúng không?
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối Long An có tổng mức đầu tư dự án lên tới 19.397 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 12.800 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào quý I/2026.
Toàn tuyến được quy hoạch là trục chính đô thị, rộng 60m, tốc độ thiết kế 80km/h. Dự án sẽ xây dựng 6 cầu vượt sông cùng các nút giao khác mức tại đường Vành đai 3, gồm cầu vượt, hầm chui và hệ thống nhánh rẽ.
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối Long An có tổng chiều dài 14,6km, được chia thành 3 đoạn.
- Đoạn 1 từ cầu vượt Quốc lộ 1 đến đường Võ Trần Chí, dài 2,7km.
- Đoạn 2 dài 6,6km, từ giao lộ Tân Tạo - Chợ Đệm đến đường Vành đai 3, bao gồm nút giao với Vành đai 3 TP. HCM.
- Đoạn 3 dài 5,3km, từ đường Vành đai 3 đến địa phận tỉnh Long An, kết nối với tỉnh lộ ĐT.823.
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối Long An dự kiến khởi công vào năm 2026? (Hình từ internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các loại đường bộ nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Luật Đường bộ 2024 quy định về phân loại đường bộ theo cấp quản lý như sau:
Điều 8. Phân loại đường bộ theo cấp quản lý
[...]
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các loại đường sau đây:
a) Quản lý đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt; quốc lộ khi được phân cấp; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ không còn trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, khả năng bố trí nguồn lực của địa phương; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được điều chuyển tài sản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Quy định việc quản lý đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn;
c) Quản lý đường gom, đường bên tách khỏi quốc lộ.
[...]
Như vậy, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các loại đường bộ gồm:
- Đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt; quốc lộ khi được phân cấp
- Tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế
- Tuyến, đoạn tuyến quốc lộ không còn trong quy hoạch trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt
- Tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh
- Tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được điều chuyển tài sản về UBND cấp tỉnh quản lý
- Quản lý đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn
- Quản lý đường gom, đường bên tách khỏi quốc lộ
Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường Võ Văn Kiệt gồm những loại đất nào?
Căn cứ quy định tại Điều 44 Luật Đường bộ 2024 như sau:
Điều 44. Quy định chung đối với đường bộ cao tốc
1. Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
2. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:
a) Đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này;
b) Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.
Đối chiếu theo quy định trên và quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Đường bộ 2024 thì đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường Võ Văn Kiệt bao gồm:
- Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ;
- Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;
- Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.