Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 bắt đầu từ đâu?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 bắt đầu từ đâu?
Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 là một trong những công trình giao quan trọng nối liền hai tỉnh TP.HCM và Đồng Nai, hiện công trình đang khẩn trương chuẩn bị để tiến hành xây dựng trong thòi gian sắp tới.
Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 có chiều dài khoảng 16,7 km được thiết kế với quy mô bao gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thơ sơ. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến lên đến hơn 21.484 tỉ đồng.
Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 bắt đầu từ đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM, chạy qua các điểm quan trọng như Hoàng Quốc Việt, Đào Trí và kết thúc khi kết nối vào đường Liên Cảng và đường 25C thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Dự án dự kiến sẽ được phê duyệt chủ trương đầu tư trong quý IV năm 2025 và kế hoạch khởi công được đặt vào năm 2027.
Như vậy, dự án cầu đường Phú Mỹ 2từ đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM, chạy qua các điểm quan trọng như Hoàng Quốc Việt, Đào Trí và kết thúc khi kết nối vào đường Liên Cảng và đường 25C thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Với tiến độ này, dự án cầu đường Phú Mỹ 2 hứa hẹn sẽ trở thành trục giao thông huyết mạch, giảm thiểu được tình trạng ùn tắc giao thông ngoài ra còn giúp thúc đẩy lưu thông hàng hóa và khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 bắt đầu từ đâu? (Hình từ Internet)
Phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ ra sao?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Đường bộ 2024 quy định phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ như sau:
(1) Đường chính là đường phục vụ giao thông chủ yếu trong khu vực, kết nối giao thông các khu vực, vùng.
(2) Đường nhánh là đường nối vào đường chính, có chức năng kết nối giao thông các khu vực hai bên đường chính; kết nối giao thông từ đường gom vào đường chính thông qua nút giao.
(3) Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Đường gom có thể là đường bên theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Đường bộ 2024.
(4) Đường bên là đường được xây dựng bên cạnh các đoạn đường chính để ngăn cách giao thông khu vực hai bên đường với đường chính. Đường bên được tách khỏi đường chính hoặc ngăn cách với đường chính bằng dải phân cách, tường bảo vệ, rào chắn.
(5) Đường dành cho giao thông công cộng là đường phục vụ cho tất cả mọi người, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Đường nội bộ là đường trong phạm vi khu chung cư, đô thị, công nghiệp, kinh tế, thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và chỉ phục vụ các đối tượng được phép vào, ra bên trong phạm vi các khu vực quy định tại khoản 6 Điều 9 Luật Đường bộ 2024.
(7) Đường dành riêng cho người đi bộ, người đi xe đạp và các đường khác.
Quy hoạch mạng lưới quy hoạch kết cấu hạ tầng cầu đường Phú Mỹ 2 được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định quy hoạch mạng lưới, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
(6) Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.