Dự án cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La bắt đầu từ đâu?
Mua bán nhà đất tại Sơn La
Nội dung chính
Dự án cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La bắt đầu từ đâu?
Dự án cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La là một trong những công trình giao thông trọng điểm của quốc gia nối giữa Mộc Châu và TP. Sơn La. Dự án này là một phần trong tuyến cao tốc Hà Nội Hòa Bình Sơn La và Điện Biên.
Dự án cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La có chiều dài khoảng 105 km, bắt đầu từ Km85+300, điểm nối với quốc lộ 43 (nơi kết thúc tuyến cao tốc Hòa Bình Mộc Châu) và kết thúc tại điểm giao quốc lộ 4G, thuộc huyện Mai Sơn.
Dự án cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La có tổng mức đầu tư lên đến 25.000 tỷ đồng được thiết kế với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, thời gian thực hiện của dự án dự kiến từ năm 2025 đến 2030.
Như vậy, Dự án cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La bắt bắt đầu từ Km85+300, điểm nối với quốc lộ 43 (nơi kết thúc tuyến cao tốc Hòa Bình Mộc Châu) và kết thúc tại điểm giao quốc lộ 4G, thuộc huyện Mai Sơn. Khi hoàn thành, dự án hứa hẹn là điểm sáng tại khu vực Tây Bắc góp phần hoàn thiện công trình mạng lưới giao thông của đất nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng lân cận.
Dự án cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La bắt đầu từ đâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đối với quốc lộ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đường bộ 2024 và kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
(2) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì đối với các loại đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Đường bộ 2024 và kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
(3) Doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ phải thực hiện việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(4) Việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về xây dựng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong giai đoạn vận hành, khai thác, khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà chưa hoàn thành các thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân, trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ do cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện.
(5) Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ là tài sản công trong thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản hoặc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hoặc phương thức chuyển giao quyền khai thác khác thì việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng ký kết.
(6) Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng, chủ sở hữu hoặc người quản lý bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác có trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình bảo đảm an toàn, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(7) Công trình có nhiều chủ sở hữu hoặc nhiều tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, khai thác chung, ngoài việc chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, khai thác có trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu, sử dụng chung.
(8) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ đã đưa toàn bộ hoặc một số đoạn đường, hạng mục công trình thuộc dự án vào vận hành, khai thác, khai thác tạm nhưng chủ đầu tư chưa bàn giao cho người quản lý, sử dụng đường bộ thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(9) Chính phủ quy định chi tiết Điều 37 Luật Đường bộ 2024.
Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng cao tốc Mộc Châu TP. Sơn La quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đường bộ 2024 quy định về Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
(2) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị là một bộ phận của đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị.
(3) Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt từ 11% đến 26%, phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(4) Đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đường bộ 2024.