Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội Thái Nguyên như thế nào? Đất tại Hà Nội để xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc Hà Nội Thái Nguyên bao gồm những loại đất nào?
Mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nội dung chính
Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội Thái Nguyên như thế nào?
Vừa qua, Công ty Phương Thành Trancosin vừa chính thức có kiến nghị với Bộ Xây dựng cho phép lập dự án đầu tư mở rộng cao tốc Hà Nội Thái Nguyên theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Bên cạnh đó trên cơ sở đánh giá tiềm năng và nhu cầu giao thông ngày càng cao của khu vực doanh nghiệp đã đưa ra 2 phương án cụ thể với múc đích nâng cao năng lực hạ tầng bà giảm tải cho tuyến đường nối Hà Nội với các tỉnh miền núi như sau:
Phương án 1: Mở rộng đoạn Vành đai 3 Tân Lập
Phương Thành Tranconsin đề xuất mở rộng đoạn từ Vành đai 3 (Hà Nội) đến Tân Lập ( Thái Nguyên) với chiều dài gần 64 km và sẽ được nâng cấp lên 6 làn xe.
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.790 tỷ đồng bao gồm cả chi phí lãi vay. Nếu như được chấp thuận, dự án sẽ hoàn thiện hồ sơ trước ngày 31/8 năm nay và bắt đầu thi công từ năm 2026 và đưa vào khai thác vào năm 2027
Phương án 2: Mở rộng toàn tuyến đến Bắc Kan.
Phương án này có quy mô lớn hơn nối từ đoạn Hà Nội Thái Nguyên và tiếp tục mở rộng đến Chợ Mới Bắc Kạn với tổng chiều dài hơn 100km. Trong đó đoạn Hà Nội Thái Nguyên sẽ được mở rộng lên 6 làn xe còn đoạn Thái Nguyên Chợ Mới sẽ nâng cấp từ 2 làn xe lên 4 làn xe.
Tổng mức đầu tư cho phương án này ước tính khoảng 16.800 tỷ đồng. Riêng đoạn Thái Nguyên Chợ Mới chiếm hơn 10.000 tỷ đồng.
Dự án được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 tập trung mở rộng đoạn Hà Nội Thái Nguyên khởi công vào năm 2026 và khai thác từ năm 2027
- Giai đoạn 2 mở rộng đoạn Thái Nguyên Chợ Mới dự kiến hoàn thành vào năm 2028 và khai thác từ năm 2029.
Tuy nhiên phương án này cần được sự hỗ trợ từ Nhà nước khoảng 5.360 tỷ đồng chiếm hơn 33% tổng vốn. Trong đó, gần 600 tỷ đồng dành cho giai phóng mặt bằng giai đoạn 1, còn lại gần 4.780 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng và xây dựng ở giai đoạn 2.
Như vậy, đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội Thái Nguyên được chia thành 2 phương án, mỗi phương án đều cần nguồn lực cũng như là mức đầu tư khổng lồ, nếu như đề xuất được chấp nhận thì sẽ tạo nên bước phát triển mới cho hệ thống cao tốc tại khu vực này.
Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội Thái Nguyên như thế nào? Đất tại Hà Nội để xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc Hà Nội Thái Nguyên bao gồm những loại đất nào? (Hình từ Internet)
Tổng quan cao tốc Hà Nội Thái Nguyên
Hạng mục | Thông tin chi tiết |
---|---|
Tên dự án | Mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên |
Chiều dài tuyến | Gần 71 km |
Hiện trạng | 4 làn xe |
Quy mô mở rộng | 6 làn xe trước năm 2030 |
Tốc độ thiết kế | 80–100 km/h |
Phân đoạn tuyến | - Đoạn 1: Ninh Hiệp – Tân Lập (2–4 làn, vốn ODA Nhật Bản) - Đoạn 2: Tân Lập – Tân Long (4 làn) |
Mục tiêu chính | - Đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao - Giảm tắc nghẽn - Thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực |
Lý do đầu tư | - Thái Nguyên phát triển thành trung tâm công nghiệp - Hỗ trợ du lịch, công nghệ, công nghiệp |
Phù hợp quy hoạch | Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ 2021–2030, tầm nhìn 2050 |
Lợi ích kỳ vọng | - Cải thiện lưu thông - Hỗ trợ thu hút đầu tư - Nâng cao chất lượng sống người dân |
Đất tại Hà Nội để xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc Hà Nội Thái Nguyên bao gồm những loại đất nào?
Căn cứ tại Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định:
Điều 44. Quy định chung đối với đường bộ cao tốc
1. Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
2. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:
a) Đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này;
b) Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.
Như vậy, dẫn chiếu đến điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Đường bộ 2024 quy định đất tại Bắc Giang để xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc Hà Nội Hải Phòng bao gồm:
- Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ.
- Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ.
- Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.