15:16 - 15/04/2025

Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025? Tiêu chí và phương án tổ chức lại cấp xã theo Quyết định 759?

Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025? Tiêu chí và phương án tổ chức lại cấp xã theo Quyết định 759?

Nội dung chính

Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025?

Mới đây vào ngày 14/04/2025, Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành có đưa ra 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thực hiện sắp xếp sáp nhập (04 thành phố và 48 tỉnh).

Trong đó, tại tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 đã nêu ra phương án sáp nhập tỉnh cho 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm cả quy mô diện tích và dân số.

Ngoài ra, theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 thông qua danh sách sáp nhập tỉnh thành từ 63 xuống còn 34 tỉnh, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương và có 11 tỉnh thành phố không thực hiện sáp nhập.

Như vậy, Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025 như sau:

STTTỉnh/Thành phố sau sáp nhậpTỉnh thành cũDiện tích (km²)Dân số (người)
1Lâm ĐồngLâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận24.233,13.324.400
2Gia LaiGia Lai + Bình Định21.576,53.153.300
3Đắk LắkĐắk Lắk + Phú Yên18.096,42.831.300
4Nghệ AnGiữ nguyên16.486,53.442.000
5Sơn LaGiữ nguyên14.109,81.313.300
6Quảng NgãiQuảng Ngãi + Kon Tum14.832,51.861.700
7Tuyên QuangTuyên Quang + Hà Giang13.795,41.731.600
8Lào CaiLào Cai + Yên Bái13.256,91.656.500
9Đồng NaiĐồng Nai + Bình Phước12.737,24.427.700
10Quảng TrịQuảng Trị + Quảng Bình12.700,01.584.000
11TP. Đà NẵngĐà Nẵng + Quảng Nam11.859,62.819.900
12Thanh HóaGiữ nguyên11.114,73.739.500
13Phú ThọPhú Thọ + Vĩnh Phúc + Hòa Bình9.360,93.663.600
14Điện BiênGiữ nguyên9.539,9646.200
15Lai ChâuGiữ nguyên9.068,7489.300
16An GiangAn Giang + Kiên Giang9.888,83.679.200
17Khánh HòaKhánh Hòa + Ninh Thuận8.555,31.882.000
18Tây NinhTây Ninh + Long An8.536,52.959.000
19Thái NguyênThái Nguyên + Bắc Kạn8.382,01.694.500
20Lạng SơnGiữ nguyên8.310,2807.300
21Cà MauCà Mau + Bạc Liêu7.942,42.140.600
22Cao BằngGiữ nguyên6.700,4547.900
23Quảng NinhGiữ nguyên6.207,91.381.200
24Vĩnh LongVĩnh Long + Bến Tre + Trà Vinh6.296,23.367.400
25TP. Cần ThơCần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang6.360,83.207.000
26TP. Hồ Chí MinhTP.HCM + Bình Dương + Bà Rịa - Vũng Tàu6.772,613.608.800
27Đồng ThápĐồng Tháp + Tiền Giang5.938,73.397.200
28Hà TĩnhGiữ nguyên5.994,41.323.700
29TP. HuếGiữ nguyên (Thừa Thiên Huế)4.947,11.166.500
30Ninh BìnhNinh Bình + Hà Nam + Nam Định3.942,53.818.700
31TP. Hải PhòngHải Phòng + Hải Dương3.194,84.102.700
32TP. Hà NộiGiữ nguyên3.359,88.587.100
33Bắc NinhBắc Ninh + Bắc Giang4.718,63.509.100
34Hưng YênHưng Yên + Thái Bình2.514,83.208.400

*Trên đây là Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025

Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025? Tiêu chí và phương án tổ chức lại cấp xã theo Quyết định 759?

Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025? Tiêu chí và phương án tổ chức lại cấp xã theo Quyết định 759? (hình từ internet)

Tiêu chí và phương án tổ chức lại cấp xã theo Quyết định 759?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần VI Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 về tiêu chí và phương án tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Theo đó, Tiêu chí và phương án tổ chức lại cấp xã theo Quyết định 759 như sau:

(1) Nguyên tắc tổ chức sắp xếp lại cấp xã

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận 130-KL/TW ngày 14/3/2025, Kết luận 137-KL/TW ngày 28/3/2025 và Nghị quyết 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay thành các ĐVHC cấp xã mới, như sau:

- Sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình ĐVHC thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

- ĐVHC cấp xã sau sắp xếp phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quản lý hiệu quả địa bàn, nắm chắc tình hình, gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt nhất.

- Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC mới sau sắp xếp là xã.

- Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, (11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo). Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.

- Trường hợp thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của ĐVHC cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.

- Không bắt buộc sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối với các ĐVHC liền kề hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tổng số lượng ĐVHC xã, phường sau sắp xếp giảm còn khoảng 60 - 70% so với số lượng ĐVHC cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách, chênh lệch lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp.

(2) Về tiêu chuẩn của ĐVHC cấp xã

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển, quá trình sắp xếp ĐVHC các cấp ở nước ta, căn cứ cơ sở khoa học về các yếu tố cấu thành ĐVHC cấp tỉnh, kinh nghiệm quốc tế và mô hình chính quyền địa phương cấp xã theo định hướng mới, đề xuất tiêu chí, tiêu chuẩn ĐVHC cấp xã như sau:

- Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp ĐVHC quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, bảo đảm cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng ĐVHC cấp xã so với hiện nay, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:

+ Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

+ Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc trường hợp nêu trên có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

+ Phường hình thành sau sắp xếp thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số từ 21.000 người trở lên; diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên.

+ Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc ĐVHC cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm quốc phòng, an ninh theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp sắp xếp từ 03 ĐVHC cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu chuẩn.

- Trường hợp ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định mà không thuộc trường hợp quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025 thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Căn cứ Nghị quyết 60-NQ/TW  năm 2025 và tiêu chí nêu trên, giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu định hướng của Trung ương; chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt nhất.

Lưu vực sông nội tỉnh được định nghĩa ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 thì lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Lê Nhung Huyền
Từ khóa
Dân số và diện tích 34 tỉnh Dân số và diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025 Phương án tổ chức lại cấp xã Quyết định 759 Diện tích 34 tỉnh sau sáp nhập 2025 ĐVHC cấp xã Sáp nhập tỉnh Sáp nhập xã
411