Chi tiết bản đồ 102 xã phường, đặc khu tỉnh An Giang mới sau sáp nhập
Nội dung chính
Chi tiết bản đồ 102 xã phường, đặc khu tỉnh An Giang mới sau sáp nhập
Theo Nghị quyết 202/2025/QH15 được ban hành vào ngày 12/6 đã chính thức sáp nhập tỉnh Kiên Giang với An Giang thành một tỉnh mới lấy tên là An Giang.
Vào ngày 16/6/2025, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 tỉnh An Giang (mới) là Nghị quyết 1654/NQ-UBTVQH15. Theo đó tại Điều 1 Nghị quyết 1654/NQ-UBTVQH15 quy định:
Trên cơ sở Đề án số 395/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang như sau:
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn An Phú, xã Vĩnh Hội Đông, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Hội và xã Phước Hưng thành xã mới có tên gọi là xã An Phú.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Đa Phước, xã Vĩnh Trường và xã Vĩnh Hậu thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Hậu.
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quốc Thái, xã Nhơn Hội, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phước Hưng và phần còn lại của xã Phú Hội sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Nhơn Hội.
4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Long Bình, xã Khánh An và xã Khánh Bình thành xã mới có tên gọi là xã Khánh Bình.
5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Hữu, xã Vĩnh Lộc và phần còn lại của xã Phước Hưng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Phú Hữu.
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân An và xã Tân Thạnh (thị xã Tân Châu), xã Long An thành xã mới có tên gọi là xã Tân An.
7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phú Vĩnh, Lê Chánh và Châu Phong thành xã mới có tên gọi là xã Châu Phong.
8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Vĩnh Hòa (thị xã Tân Châu), Phú Lộc và Vĩnh Xương thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Xương.
9. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Phú Mỹ và các xã Tân Hòa (huyện Phú Tân), Tân Trung, Phú Hưng thành xã mới có tên gọi là xã Phú Tân.
10. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phú Thọ, Phú Xuân và Phú An thành xã mới có tên gọi là xã Phú An.
11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hiệp Xương, Phú Bình và Bình Thạnh Đông thành xã mới có tên gọi là xã Bình Thạnh Đông.
12. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Chợ Vàm, xã Phú Thạnh và xã Phú Thành thành xã mới có tên gọi là xã Chợ Vàm.
13. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Hiệp và xã Hòa Lạc thành xã mới có tên gọi là xã Hòa Lạc.
14. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Long Hòa, Phú Long và Phú Lâm thành xã mới có tên gọi là xã Phú Lâm.
15. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cái Dầu, xã Bình Long và xã Bình Phú thành xã mới có tên gọi là xã Châu Phú.
16. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Khánh Hòa và xã Mỹ Đức thành xã mới có tên gọi là xã Mỹ Đức.
17. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Vĩnh Thạnh Trung và xã Mỹ Phú thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Thạnh Trung.
18. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Bình Thủy, Bình Chánh và Bình Mỹ thành xã mới có tên gọi là xã Bình Mỹ.
19. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Đào Hữu Cảnh, Ô Long Vĩ và Thạnh Mỹ Tây thành xã mới có tên gọi là xã Thạnh Mỹ Tây.
20. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Văn Giáo, Vĩnh Trung và An Cư thành xã mới có tên gọi là xã An Cư.
21. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Lập và xã An Hảo thành xã mới có tên gọi là xã Núi Cấm.
22. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Ba Chúc, xã Lạc Quới và xã Lê Trì thành xã mới có tên gọi là xã Ba Chúc.
23. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Tri Tôn, xã Núi Tô và xã Châu Lăng thành xã mới có tên gọi là xã Tri Tôn.
24. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã An Tức, Lương Phi và Ô Lâm thành xã mới có tên gọi là xã Ô Lâm.
25. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cô Tô, xã Tà Đảnh và xã Tân Tuyến thành xã mới có tên gọi là xã Cô Tô.
26. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Vĩnh Phước, Lương An Trà và Vĩnh Gia thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Gia.
27. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn An Châu, xã Hòa Bình Thạnh và xã Vĩnh Thành thành xã mới có tên gọi là xã An Châu.
28. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Bình Thạnh, An Hòa và Bình Hòa thành xã mới có tên gọi là xã Bình Hòa.
29. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Lợi và xã Cần Đăng thành xã mới có tên gọi là xã Cần Đăng.
...
>>> Xem chi tiết 102 xã phường tỉnh An Giang mới sau sáp nhập: Tại đây
Sau khi sắp xếp, tỉnh An Giang có 102 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 85 xã, 14 phường và 03 đặc khu;
- 79 xã, 14 phường, 03 đặc khu hình thành sau sắp xếp
- 06 xã không thực hiện sắp xếp là các xã Mỹ Hòa Hưng, Bình Giang, Bình Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Tiên Hải
Chi tiết bản đồ 102 xã phường tỉnh An Giang mới sau sáp nhập dưới đây:
* Trên đây là bản đồ 102 xã phường tỉnh An Giang mới bắt đầu từ 1/7/2025
Chi tiết bản đồ 102 xã phường tỉnh An Giang mới sau sáp nhập (hình từ internet)
Tỷ lệ bản đồ địa chính được xác định như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT có quy định về tỷ lệ bản đồ địa chính được xác định như sau:
- Tỷ lệ bản đồ địa chính được xác định dựa trên cơ sở số lượng thửa đất bình quân trên diện tích 01 ha của khu vực xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (gọi là mật độ thửa đất, ký hiệu là Mt), được tính bằng tổng số lượng thửa đất trong khu vực đo đạc chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất trong khu vực đo đạc đó, cụ thể như sau:
+ Tỷ lệ 1:200 đối với đất thuộc khu vực đất ở trong đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có Mt ≥ 60;
+ Tỷ lệ 1:500 đối với đất thuộc khu vực đất ở trong đô thị có Mt ≥ 25; khu vực đất ở còn lại có Mt ≥ 30;
+ Tỷ lệ 1:1.000 đối với đất thuộc khu vực đất ở trong đô thị có 10 ≤ Mt < 25; khu vực đất ở còn lại có 15 ≤ Mt < 30; đất thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp trong đô thị có Mt ≥ 30, đất thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp còn lại có Mt ≥ 40;
+ Tỷ lệ 1:2.000 đối với đất thuộc khu vực đất ở trong đô thị có Mt < 10; khu vực đất ở còn lại có Mt < 15; đất thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp trong đô thị có Mt < 30, đất thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp còn lại có Mt < 40; khu vực đất phi nông nghiệp có Mt ≥ 10;
+ Tỷ lệ 1:5.000 đối với đất thuộc khu vực đất phi nông nghiệp có 0,2 ≤ Mt < 10; đất thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp có Mt < 5; đất thuộc khu vực đất lâm nghiệp có Mt ≥ 0,2;
+ Tỷ lệ 1:10.000 đối với đất thuộc khu vực đất phi nông nghiệp có Mt < 0,2; đất thuộc khu vực đất lâm nghiệp có Mt < 0,2; đất chưa sử dụng có diện tích chiếm trên 15% diện tích của tờ bản đồ hoặc khu vực đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết đo đạc để khép kín phạm vi địa giới hành chính;
+ Khu vực để tính diện tích và tính Mt quy định tại khoản này được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không bao gồm đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. Số liệu về thửa đất, diện tích khu vực phục vụ tính Mt và xác định tỷ lệ bản đồ được xác định theo tài liệu khi khảo sát lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, phương án nhiệm vụ.
- Khu vực đất ở, khu vực đất phi nông nghiệp, khu vực đất sản xuất nông nghiệp, khu vực đất lâm nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này được xác định như sau:
+ Khu vực đất ở được xác định theo khu vực có các thửa đất ở, thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng một thửa đất hoặc các thửa đất thương mại, dịch vụ có thời hạn sử dụng lâu dài; trường hợp có xen kẽ các thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và đất nông nghiệp thì không vượt quá 30% tổng số thửa đất và diện tích trong khu vực;
+ Khu vực đất phi nông nghiệp được xác định theo khu vực có các thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; trường hợp có xen kẽ các thửa đất có đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác hoặc thửa đất nông nghiệp thì số lượng thửa đất và diện tích các thửa đất đó không vượt quá 30% tổng số thửa đất và diện tích trong khu vực;
+ Khu vực đất sản xuất nông nghiệp được xác định theo khu vực các xứ đồng hoặc khu vực chuyên canh tác nông nghiệp, trừ khu vực đất lâm nghiệp quy định tại điểm d khoản này; trường hợp có xen kẽ các thửa đất phi nông nghiệp thì không vượt quá 30% tổng số thửa đất và diện tích trong khu vực;
+ Khu vực đất lâm nghiệp được xác định theo ranh giới rừng đã được phân định thành tiểu khu, khoảnh, lô theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp hoặc khu vực chưa phân định ranh giới rừng nhưng được xác định chủ yếu dùng vào sản xuất lâm nghiệp.
- Đối với các thửa đất chưa sử dụng phân bố đơn lẻ, có diện tích dưới 5.000 mét vuông, xen kẽ hoặc ở vùng rìa các khu vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này được lựa chọn cùng tỷ lệ với khu vực tương ứng đó.
Trường hợp mảnh bản đồ được mở rộng khung quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này thì các thửa đất thuộc phần mở rộng được lựa chọn cùng tỷ lệ với mảnh bản đồ được mở rộng khung.
An Giang mới có bao nhiêu đặc khu trực thuộc?
Theo tiểu mục 4 Mục IV Phần thứ 2 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, cả nước thành lập các đặc khu như sau:
4. Tiêu chí và phương án tổ chức lại ĐVHC cấp xã
4.1. Nguyên tắc tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã
Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận số 130-KL/TW ngày 14/3/2025, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay thành các ĐVHC cấp xã mới, như sau:
[...]
(4) Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, (11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo). Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.
[...]
Và tại Điều 1 Nghị quyết 1654/NQ-UBTVQH15 quy định
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang
Trên cơ sở Đề án số 395/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang như sau:
[...]
94. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Kiên Hải thành đặc khu có tên gọi là đặc khu Kiên Hải.
95. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Dương Đông, phường An Thới và các xã Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Dương, Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn thành đặc khu có tên gọi là đặc khu Phú Quốc.
96. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thổ Châu thành đặc khu có tên gọi là đặc khu Thổ Châu.
Theo đó, tỉnh An Giang là tỉnh có nhiều đặc khu nhất của cả nước với 3 đặc khu
- Đặc khu Kiên Hải
- Đặc khu Phú Quốc
- Đặc khu Thổ Châu