Bản đồ quận Hoàn Kiếm sau sáp nhập từ 1/7 thành các xã phường mới thế nào?
Nội dung chính
Bản đồ quận Hoàn Kiếm sau sáp nhập từ 1/7 thành các xã phường mới thế nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội quy định xã phường mới Quận Hoàn Kiếm sáp nhập xã phường như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền thành phường mới có tên gọi là phường Hoàn Kiếm.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và phần còn lại của các phường Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Cửa Nam.
[...]
Như vậy, Quận Hoàn Kiếm sau sáp nhập sẽ bị bãi bỏ và Quận Hoàn Kiếm sáp nhập từ 18 phường sẽ sáp nhập thành 2 phường mới là Phường Hoàn Kiếm và Phường Cửa Nam cụ thể như sau:
- Phường Hoàn Kiếm: sáp nhập phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ và một phần các phường Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền.
- Phường Cửa Nam: sáp nhập phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, một phần các phường Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và phần còn lại của các phường Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền.
Dưới đây là bản đồ quận Hoàn Kiếm sau sáp nhập từ 1/7 thành các xã phường mới:
Phường Hoàn Kiếm (Hình từ Internet)
Phường Cửa Nam (Hình từ Internet)
Bản đồ quận Hoàn Kiếm sau sáp nhập từ 1/7 thành các xã phường mới thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND cấp xã được trao thêm những quyền gì trong lĩnh vực đất đai từ 01/7/2025?
Từ 01/7/2025, Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, theo Điều 5 Nghị định này quy định thì nhiều thẩm quyền về đất đai của UBND cấp huyện sẽ được chuyển cho Chủ tịch UBND cấp xã, cụ thể gồm:
(1) Thẩm quyền của UBND cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện
- Chấp thuận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế;
- Quyết định thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 83, điểm b khoản 3, khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 87 và khoản 7 Điều 91 Luật đất đai 2024;
- Ban hành Thông báo thu hồi đất;
- Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Phê duyệt phương án cưỡng chế quyết định thu hồi đất và kinh phí cho hoạt động cưỡng chế;
- Quyết định giá đất cụ thể;
- Quyết định giá bán nhà ở tái định cư trong địa bàn;
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36, điểm d khoản 2 Điều 142 Luật đất đai 2024;
- Xác định lại diện tích đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Ghi giá đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã đối với trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; ban hành quyết định giá đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã đối với trường hợp xác định giá đất;
- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể;
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân; quyết định giao đất đối với cộng đồng dân cư; quyết định giao đất nông nghiệp cho cá nhân;
- Phê duyệt phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai để thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn;
(2) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
- Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng dự án;
- Ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc;
- Ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; ban hành quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất;
- Quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất; thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra, quyết định mức bồi thường;
- Quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất, xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất;
- Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;
(3) Thẩm quyền của cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện được thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất để xác định giá đất cụ thể chuyển giao cho UBND cấp xã thực hiện.
(4) Thẩm quyền của UBND cấp huyện phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện, cụ thể như sau:
- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 71/2024/NĐ-CP;
- Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP;
- Quyết định giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi;
- Ban hành quyết định giao đất cho cá nhân đủ điều kiện quy định tại Điều 53 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất quy định tại điểm a khoản 4 Điều 55 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về phương án sử dụng đất nông nghiệp, đất kết hợp;
- Phê duyệt phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đối với trường hợp góp quyền sử dụng đất của cá nhân;
- Phê duyệt phương án cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
(5) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện, cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện việc quyết định giá đất cụ thể quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP;
- Xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Quyết định thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc;
- Ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế, quyết định về thành viên của Ban thực hiện cưỡng chế.
Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong lĩnh vực đất đai từ 01/7/2025
Cũng theo Điều 15 Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định thì trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong lĩnh vực đất đai từ 01/7/2025 bao gồm:
- Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 87, khoản 3 Điều 88 Luật đất đai 2024;
- Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 7 Điều 87 và khoản 3 Điều 89 Luật đất đai 2024;
- Tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định trưng dụng đất quy định tại khoản 5 Điều 90 Luật đất đai 2024;
- Tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất quy định tại khoản 1 Điều 161 Luật Đất đai 2024; tham gia là Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 161 Luật đất đai 2024;
- Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 4 Điều 236 Luật đất đai 2024;
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền.