Bản đồ dự án cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất
Nội dung chính
Bản đồ dự án cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất
Dự án cầu Ngọc Hồi đang trở thành một trong những công trình giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam Hà Nội khi được chính thức đưa vào kế hoạch đầu tư giai đoạn 2025 – 2028.
Cầu Ngọc Hồi nối từ huyện Thanh Trì và Gia Lâm (Hà Nội) đến huyện Văn Giang (Hưng Yên), nằm trên trục đường Vành đai 3.5, dự án có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 7,5 km.
Trong đó, cầu vượt sông Hồng dài khoảng 680 m, được thiết kế với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Hai đường dẫn lên cầu được mở rộng từ 60 – 80m giúp kết nối đồng bộ với các khu vực, góp phần giảm tải áp lực cho tuyến giao thông hiện hữu.
Dự án cầu Ngọc Hồi còn là tâm điểm của hàng loạt dự án lớn như khu đô thị Ecopark, Vinhomes Ocean Park 2 & 3 và dự án lớn cảu Sunshine Group.
Dự án cầu Ngọc Hồi có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 11.844 tỷ đồng với kế hoạch thi công từ năm 2025 đến năm 2028.
Dưới đây là bản đồ dự án cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất:
Lưu ý: bản đồ cầu Ngọc Hồi chỉ mang tính chất tham khảo
Bản đồ dự án cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất (Hình từ Internet)
Áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Xây dựng 2014 quy định ap dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
(1) Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
(2) Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(3) Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.
(4) Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.
(5) Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.
(6) Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Quy định pháp luật về hành lang an toàn cầu Cần Giờ ra sao?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Đường bộ 2024 quy định hành lang an toàn đường bộ như sau:
(1) Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với đường ngoài đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ, theo quy mô, cấp kỹ thuật của đường; trường hợp đường hiện hữu chưa xác định cấp kỹ thuật, thì căn cứ chiều rộng mặt đường và tiêu chuẩn thiết kế đường để xác định cấp kỹ thuật tương ứng làm căn cứ xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ;
- Đối với đường đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị đến chỉ giới đường đỏ nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp;
- Đối với cầu, bến phà, cầu phao đường bộ, xác định theo chiều dọc, chiều ngang công trình và phụ thuộc cấp sông, quy mô công trình; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, xác định từ mép ngoài của phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu;
- Đối với hầm đường bộ, xác định từ mép ngoài của phần đất bảo vệ công trình hầm ra xung quanh;
- Đường bộ có kè, tường chắn bảo vệ nằm trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, xác định từ mép ngoài của kè, tường chắn bảo vệ trở ra nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024;
- Đối với đường thôn, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị và đường khác không cho xe ô tô di chuyển thì không bắt buộc bố trí hành lang an toàn đường bộ.
(2) Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc sau đây:
- Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt không được làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ và an toàn giao thông;
- Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đường thủy nội địa không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn giao thông;
- Đường bộ đi chung với đê hoặc có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang bảo vệ đê; trường hợp hành lang an toàn đường bộ lớn hơn hành lang bảo vệ đê thì tính theo hành lang an toàn đường bộ;
- Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, hành lang an toàn đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; các đường liền kề nhau thì xác định hành lang an toàn đường bộ theo đường ngoài cùng.
(3) Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
- Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ;
- Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
- Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(4) Chính phủ quy định chi tiết Điều 15 Luật Đường bộ 2024