Bản đồ các phường mới của Hà Nội sau sáp nhập từ 1/7/2025 chi tiết? Sau sáp nhập phường nào là trung tâm BĐS của TP Hà Nội?
Nội dung chính
Bản đồ các phường mới của Hà Nội sau sáp nhập từ 1/7/2025 chi tiết?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội quy định xã phường mới của Hà Nội sáp nhập xã phường như sau:
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
(1) Sắp xếp các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ, Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền thành phường mới có tên gọi là phường Hoàn Kiếm.
(2) Sắp xếp các phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ; Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền thành phường mới có tên gọi là phường Cửa Nam.
(3) Sắp xếp các phường Quán Thánh, Trúc Bạch, Cửa Nam, Điện Biên, Đội Cấn, Kim Mã, Ngọc Hà,Thụy Khuê, Cửa Đông và phường Đồng Xuân thành phường mới có tên gọi là phường Ba Đình.
(4) Sắp xếp các phường Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Kim Mã, Ngọc Khánh, Nghĩa Đô, Đội Cấn và Ngọc Hà thành phường mới có tên gọi là phường Ngọc Hà.
(5) Sắp xếp các phường Giảng Võ, Cát Linh, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thành Công, Cống Vị Kim Mã thành phường mới có tên gọi là phường Giảng Võ.
(6) Sắp xếp các phường Đồng Nhân, Phố Huế, Bạch Đằng, Lê Đại Hành, Nguyễn Du, Thanh Nhàn và Phạm Đình Hổ thành phường mới có tên gọi là phường Hai Bà Trưng.
(7) Sắp xếp các Mai Động, Thanh Lương, Vĩnh Hưng và Vĩnh Tuy thành phường mới có tên gọi là phường Vĩnh Tuy.
...
Xem thêm chi tiết các phường mới của Hà Nội sau sáp nhập từ 1/7/2025: TẠI ĐÂY
Dưới đây là bản đồ các phường mới của hà nội sau sáp nhập từ 1/7/2025 chi tiết (gồm: 51 phường, 75 xã)
Bản đồ các phường mới của Hà Nội sau sáp nhập từ 1/7/2025 chi tiết? Sau sáp nhập phường nào là trung tâm BĐS của TP Hà Nội?(Hình ảnh Internet)
Sau sáp nhập phường nào là trung tâm BĐS của TP Hà Nội?
Trước khi sáp nhập, quận Hoàn Kiếm được xem là trung tâm lịch sử, hành chính và thương mại quan trọng của Hà Nội, tập trung nhiều tuyến phố cổ, phố kinh doanh sầm uất, cùng hàng loạt khách sạn, tòa nhà văn phòng, cơ quan và điểm du lịch nổi tiếng. Khu vực này cũng là nơi có giá đất cao nhất cả nước, nhiều tuyến phố đạt mức trên 700–800 triệu đồng/m²
Tuy nhiên, sau ngày 1/7/2025, theo đề án sáp nhập đơn vị hành chính, quận Hoàn Kiếm sẽ bị bãi bỏ, đồng thời tái cấu trúc thành 2 phường mới là phường Hoàn Kiếm và phường Cửa Nam
Cụ thể, phường Hoàn Kiếm mới (trên cơ sở sáp nhập toàn bộ địa bàn của 14 phường gồm: phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ, Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền) trở thành một trong những trung tâm BĐS của TP Hà Nội với mức độ quan tâm và giao dịch sôi động bậc nhất.
Còn phường Cửa Nam được sáp nhập từ phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, một phần các phường Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và phần còn lại của các phường Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền.
Việc sáp nhập mở rộng địa giới phường này, bao gồm nhiều tuyến phố thương mại, du lịch nổi tiếng như Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai, Tràng Tiền, đã tạo ra một không gian kinh doanh lớn hơn, đồng bộ hơn, thu hút mạnh dòng vốn đầu tư.
Một số dự án bất động sản nổi bật ở khu vực trung tâm sau sáp nhập có thể kể đến tổ hợp thương mại khách sạn 5 sao Tràng Tiền Plaza mở rộng, dự án cải tạo chợ Đồng Xuân kết hợp trung tâm thương mại hiện đại, cùng các khách sạn boutique và căn hộ dịch vụ dọc phố Tràng Tiền, Lý Thái Tổ. Ngoài ra, một số tòa nhà văn phòng hạng A tại khu vực Cửa Nam Trần Hưng Đạo cũng thu hút các nhà đầu tư.
Bên cạnh Hoàn Kiếm, các phường trung tâm mới ở quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình cũng được hưởng lợi rõ rệt. Các phường như Trúc Bạch, Khâm Thiên, Văn Miếu–Quốc Tử Giám ghi nhận mức tăng giá khá mạnh nhờ vị trí kết nối thuận lợi và sự quan tâm của cả nhà đầu tư lẫn khách mua thực.
Nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính năm 2025 là gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính áp dụng cho cả bản đồ TPHCM như sau:
(1) Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
(2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.