Ý nghĩa trong phong thủy của cây hồng môn? Cây hồng môn hợp với gia chủ tuổi gì?
Nội dung chính
Ý nghĩa trong phong thủy của cây hồng môn?
Cây hồng môn là một loại cây thân thảo, có kích thước nhỏ và thường mọc thành bụi với thân ngắn. Lá cây có màu xanh đậm, hình trái tim, dài từ 18cm đến 30cm và màu sắc của lá non sẽ nhạt dần khi cây trưởng thành.
Cuống lá dài khoảng 30cm - 40cm, có hình dạng ống trụ. Cây hồng môn có tuổi thọ khá cao so với các loại cây cảnh khác.
Trong phong thủy, cây này được xem là biểu tượng mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Tên gọi của cây hồng môn được ghép từ hai từ "hồng" và "môn".
"Hồng" trong tiếng Trung có nghĩa là màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc, còn "môn" ám chỉ cánh cửa, điều rất quan trọng trong văn hóa xưa.
Vì vậy, hồng môn mang ý nghĩa là cánh cửa mở ra những điều may mắn và hạnh phúc. Hình dạng lá hồng môn giống trái tim và có màu xanh đậm, biểu trưng cho tình yêu vĩnh cửu và chân thành.
Đối với những người kinh doanh, việc đặt một chậu cây hồng môn trên bàn làm việc hoặc tại quầy lễ tân công ty không chỉ có tác dụng trang trí mà còn mang ý nghĩa mang đến may mắn, thuận lợi và tài lộc.
Ngoài ra, hoa hồng môn có hình dáng trái tim, dù là màu sắc gì đi nữa, cũng là biểu tượng của tình yêu bền vững. Ở một số nơi, hoa hồng môn còn là biểu trưng cho sự hiếu khách.
Ý nghĩa trong phong thủy của cây hồng môn? Cây hồng môn hợp với gia chủ tuổi gì? (Hình từ Internet)
Cây hồng môn hợp với gia chủ tuổi gì?
Dựa vào màu sắc của hoa và Ngũ hành, cây hồng môn được chia thành 2 loại chính. Hoa hồng môn có màu đỏ, hồng và cam thuộc hành Hoả, trong khi hoa hồng môn màu trắng thuộc hành Kim. Sự phân chia này không chỉ dựa vào màu sắc mà còn phù hợp với các nguyên lý trong Ngũ hành.
Theo Ngũ hành tương sinh, người có mệnh Hoả và mệnh Thổ sẽ hợp với hoa hồng môn màu đỏ, hồng và cam, vì màu sắc của hoa thuộc hành Hoả có thể hỗ trợ và mang lại may mắn cho những người này.
- Cụ thể, những người mệnh Hoả sinh vào các năm sau: Giáp Tuất (1934, 1994), Đinh Dậu (1957, 2017), Bính Dần (1986, 1926), Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987, 1927), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Ngọ (1978), Bính Thân (1956, 2016), Kỷ Mùi (1979).
- Còn đối với người mệnh Thổ, sinh vào các năm sau: Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961, 2021), Canh Ngọ (1990), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1991), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976), Canh Tý (1960, 2020), Đinh Tý (1977), cũng sẽ hợp với hoa hồng môn màu đỏ, hồng và cam.
Những người mệnh Kim và người mệnh Thủy sẽ hợp với hoa hồng môn màu trắng:
Ý nghĩa trong phong thủy của cây hồng môn? Cây hồng môn hợp với gia chủ tuổi gì? (Hình từ Internet)
- Cụ thể, những người mệnh Kim sinh vào các năm sau: Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Tý (1924, 1984), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970), Giáp Ngọ (1954, 2014), Tân Hợi (1971).
- Còn đối với những người mệnh Thủy, sinh vào các năm sau: Bính Tý (1936, 1996), Quý Tỵ (1953, 2013), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983, 1923), Giáp Thân (1944, 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945, 2005), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952, 2012), Ất Mão (1975).
Công dụng của cây hồng môn?
Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây hồng môn còn là một loại cây cảnh giúp điều hòa không khí hiệu quả. Bên cạnh việc hấp thụ CO2 và cung cấp O2, cây hồng môn còn có khả năng thanh lọc các chất độc hại như formaldehyde, xylene, toluene và ammoniac trong không khí.
Việc đặt cây hồng môn trong không gian làm việc không chỉ giúp không gian trở nên xanh mát hơn mà còn giúp giảm căng thẳng cho người làm việc. Với lá cây xanh hình trái tim và những bông hoa đỏ rực rỡ, hồng môn trở thành loài hoa yêu thích của các cặp tình nhân.
Họ thường tặng nhau cây hồng môn vào các dịp lễ tình yêu như một lời hứa về một tình yêu bền vững và nồng nàn.
Mặc dù có tác dụng thanh lọc không khí tốt, cây hồng môn lại chứa độc tố calcium oxalate và asparagine. Vì vậy, nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cần cẩn thận khi trồng cây này.
Nếu trẻ ăn phải bất kỳ bộ phận nào của cây, có thể gây bỏng rát cổ họng, dạ dày và ruột. Ngoài ra, nếu lá hay hoa cây bị nát và dính vào da, sẽ dễ gây ra ban đỏ và mụn nước.