Những điều cần chuẩn bị và lưu ý trong mâm cúng trước khi dọn vào nhà mới?

Trong mâm cúng cần chuẩn bị những gì để dọn vào nhà mới? Các lưu ý khi làm mâm cúng về nhà mới?

Nội dung chính

    Mâm cúng về nhà mới là gì?

    Mâm cúng về nhà mới (hay còn gọi là Lễ nhập trạch) là một trong những nghi lễ đã xuất hiện từ xa xưa và lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. 

    Sau khi mua bán nhà đất ưng ý, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng về nhà mới để cầu mong bình an sau đó gia chủ sẽ bắt tay vào trang hoàng nội thất nhà cửa từ nội thất phòng ngủ, nội thất phòng khách sao cho hài hoà, bố trí phù hợp không gian để mang đến cuộc sống mới đầy tài lộc với luồng sinh khí mới cho cả căn nhà.

    Việc thành tâm chuẩn bị mâm cúng về nhà mới sẽ được các bề trên chứng cho sự có mặt của gia đình trong thời gian tới, sẽ bảo vệ và che chở trong suốt thời gian sinh sống ở nơi đó. Kính mong các vị thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đạo được bình yên, êm ấm, con cháu khỏe mạnh, tài lộc đầy nhà. Mâm cúng về nhà mới có thể áp dụng cho cả trường hợp chuyển nhà, chuyển phòng, chuyển công ty,...

    Những điều cần chuẩn bị và lưu ý trong mâm cúng trước khi dọn vào nhà mới?Những điều cần chuẩn bị và lưu ý trong mâm cúng trước khi dọn vào nhà mới? (hình ảnh internet)

    Những điều cần chuẩn bị cho mâm cúng về nhà mới?

    Mâm cúng về nhà mới là một trong những thủ tục quan trọng nhất để về nhà mới. Mâm cúng cần đầy đủ các lễ phẩm như đồ ăn, hương hoa, ngũ quả. Có thể bày riêng các lễ phẩm này thành ba mâm khác nhau hoặc bày chung vào một mâm lớn.

    Về ngũ quả:

    - Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau nên chọn những loại tươi, đẹp và phong cách trang trí. Có thể sử dụng các trái cây như táo, lê, nho, cam, quýt, chanh, đào, mận, dưa hấu, dứa, xoài,...

    - Sắp xếp trái cây trên mâm cúng một cách đẹp mắt và gọn gàng. Có thể sắp xếp theo kiểu đối xứng hoặc theo ý thích của gia chủ.

    Về hương hoa:

    - Chuẩn bị một bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa sen, hoa lan, hoa ly, hoa mẫu đơn, hoa dạ yến,...

    - Đặt bình hoa tươi lên mâm cúng, có thể để ở giữa hoặc ở một vị trí tương đối trọng yếu trên mâm.

    Về thức ăn chuẩn bị phục vụ trong mâm cúng về nhà mới:

    - Bộ tam sên: Gồm thịt heo luộc, trứng luộc và tôm luộc.

    - Gà luộc: Có thể là một con gà nguyên con hoặc gà luộc đã chế biến thành các món ăn khác như gà xào, gà hấp, ...

    - Xôi: Có thể là xôi gấc, xôi mặn, xôi ngọt hoặc xôi trắng.

    - Cháo: Có thể là cháo gà, cháo heo, cháo hến hoặc cháo cá.

    - Mâm cỗ mặn: Chuẩn bị các món ăn đặc trưng theo vùng miền hoặc sở thích của gia chủ.

    - Đặt các món ăn lên mâm cúng một cách hài hòa và trang trọng.

    Thủ tục làm mâm cúng về nhà mới?

    Mâm cúng về nhà mới sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước như sau: 

    (1) Đốt lò than và đặt ngay tại cửa ra vào. 

    (2) Chủ nhà bước qua lò than đầu tiên, khi bước thì chân trái đi trước và chân phải theo sau. Tay gia chủ cần theo bát hương và bài vị gia tiên. 

    (3) Các thành viên trong gia đình lần lượt bước qua lò than, tay cầm các đồ vật may mắn đã chuẩn bị trước đó. 

    (4) Gia chủ ngay khi bước vào nhà thì bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa của ngôi nhà để khai thông khí, đánh thức ngôi nhà. Cùng lúc này các thành viên khác trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài – Thổ địa, bày mâm cúng nhập trạch ở giữa nhà và hướng về phía hợp với mệnh của gia chủ. 

    (5) Tiếp đó, gia chủ thắp nhang và đọc văn khấn về nhà mới. Đọc văn khấn thần linh trước, văn khấn gia tiên đọc sau. Trong lúc đó, các thành viên còn lại của gia đình chắp tay nghiêm trang và đứng ở một nơi. 

    (6) Sau khi đã đọc xong văn khấn, gia chủ sẽ bật bếp và nấu nước pha trà. Tốt nhất nên để nước sôi khoảng 5 – 7 phút rồi mới tắt bếp. Trà sau khi pha sẽ được dâng lên mâm cúng và mời mọi người trong nhà cùng thưởng thức, việc này giúp tạo sức sống cho ngôi nhà mới. 

    (7) Đợi khi nhang gần tan hết thì tiến hành hóa vàng, rồi dùng rượu rưới lên tàn tro. 

    (8) Gia chủ nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân. 

    (9) Lúc này lễ cúng vào nhà mới xem như đã hoàn tất, các thành viên trong gia đình có thể mang đồ đạc vào trong nhà và sắp xếp lại như ý muốn. 

    (10) Sau khi đã dọn dẹp đồ đạc xong xuôi gia đình cần phải làm lễ tạ Phật, các vị thần linh và tổ tiên để gia trang được bình yên, an lành. Với lễ này chỉ cần chắp tay và lạy 3 vái trước bàn thờ.

    Các lưu ý khi làm mâm cúng về nhà mới?

    Khi làm mâm cúng về nhà mới, có một số lưu ý cần phải ghi nhớ để mọi việc được thuận lợi: 

    - Thời gian chuyển nhà tốt nhất cúng dọn vào nhà mới. Là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

    - Nếu làm mâm cúng về nhà mới để lấy ngày, chưa chuyển đồ vào ngay thì sau khi làm lễ gia chủ nên ngủ lại một đêm ở nhà mới. Trong thời gian đợi nhập trạch nhà nên thường xuyên đến thắp hương và dọn dẹp để tạo sinh khí cho ngôi nhà. 

    - Khi làm mâm cúng về nhà mới đối với nhà chung cư nên hỏi kỹ có được phép đốt lò than hay không. Thông thường các chung cư cần phải đảm bảo các quy tắc về an toàn phòng cháy chữa cháy nên sẽ không cho phép đốt lò than. Khi đó bạn có thể bỏ qua bước này, việc lược bỏ này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả làm mâm cúng về nhà mới nên bạn có thể yên tâm. 

    - Trong buổi lễ mâm cúng về nhà mới nếu muốn xua đuổi tà khí và tẩy uế cho căn nhà, giúp không khí lưu thông thì bạn chỉ cần mua một ít thảo mộc, trầm hương để đốt hoặc xông khắp nhà, lưu ý các ngõ ngách và nơi ẩm thấp. 

    - Phụ nữ mang thai không nên tham gia vào lễ mâm cúng về nhà mới. Trong trường hợp cần thiết thì người phụ nữ phải dùng một chiếc chổi mới quét hết mọi vật trong nhà trước khi chuyển.  

    - Khi vào nhà mới vật đầu tiên mang vào nhà thường chiếu hoặc đệm đang sử dụng. Sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu). Không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa). Ngoài ra, nên mang theo chổi quét nhà, gạo, nước… và chuẩn bị lễ vật cúng thần linh trước để xin nhập trạch. Đồng thời, cũng phải xin phép được rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

    - Nếu chỉ nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ lại một đêm ở nhà mới.

    - Sau khi gia chủ khấn thần linh xong thì làm lễ cáo yết gia tiên rồi gia đình mới dọn dẹp đồ đạc.

    - Sau khi dọn xong, để cầu bình yên cả gia đình phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên.

     

    46