Nên trồng cây trầu không ở vị trí nào trong nhà để đem lại may mắn?
Nội dung chính
Cây trầu không là gì?
Cây trầu không còn có tên gọi khác là cây trầu, trầu cây, trầu lương, thổ lâu đằng,...Có tên khoa học là Epipremnum Aureum.
Cây trầu không là loại dây leo và thường sống rất lâu năm, cây có lá hình trái tim, mặt bóng, màu xanh và có hoa hình dáng đuôi sóc, màu trắng, cây này có thể cao tới 1 mét.
Trầu không có nguồn gốc xuất xứ ở Đông Nam Á và được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Malaysia.
Tại Việt Nam có hai loại trầu đó là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ có lá to bản, dễ trồng. Còn đối với trầu quế có vị cay, nhỏ lá, thường được dùng phổ biến trong tục ăn trầu.
Quả của cây trầu không thường mọc thành chùm, có lông mềm ở đỉnh, bao quanh thân cây, quả có màu xanh đậm.
Cây trầu không (hình ảnh internet)
Ý nghĩa của cây trầu không?
(1) Trong phong thuỷ
Phong thủy cho rằng cây trầu không mang lại may mắn cho sự nghiệp và học hành, cũng như sự ấm áp và bình yên cho ngôi nhà. Nó giúp gia chủ tìm được đường tài lộc, hanh thông vào nhà và ngăn chặn những điềm xấu.
Miếng trầu đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay. Trong câu nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện” muốn nói đến vai trò của miếng trầu trong các dịp lễ: đám cưới, lễ hội…. Nó tượng trưng cho một khởi đầu suôn sẻ, nhiều niềm vui.
Trầu không là loại cây được trồng trước nhà nhằm mang lại sự tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ.
(2) Trong đời sống
Cây trầu không là một loại cây đẹp có thể làm cây cảnh trong nhà. Bạn có thể trồng để cây leo lên tường giúp bảo vệ ngôi nhà tránh bụi bẩn. Đồng thời tạo độ thẩm mỹ, mát mẻ cho ngôi nhà bạn.
Nhờ tính kháng khuẩn mạnh, trầu không còn có khả năng thanh lọc không khí giúp không khí trong lành hơn.
Trong dự tích về cây trầu không. Cây trầu còn là cây biểu tượng cho tình cảm anh em, vợ chồng luôn khăng khít, bền chặt. Nó cũng thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và hy sinh của tất cả mọi người. Mọi người gần nhau hơn.
(3) Đối với sức khoẻ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tinh chất trầu không chứa kháng sinh mạnh có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn có hại.
Lá trầu không để chữa trị tốt các loại bệnh như: Đái dắt, tiểu buốt, táo bón, đau lưng, suy nhược thần kinh, viêm phế quản, đau họng, táo bón, đầy hơi, sâu răng,…
Nhờ tính kháng khuẩn tốt, trầu không còn để chữa chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh bằng cách để hai miếng lá trầu không hai bên thái dương bé. Khoảng 5-10 phút sau em bé sẽ hết nấc cụt ngay.
Đặc biệt hơn là trong đông y học còn dùng lá trầu không để chữa viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín, khử mùi hôi vùng kín rất hiệu quả. Đối với những mẹ không có sữa, hãy đun lá trầu không, sau đó đắp lên bầu ngực. Các tuyến sữa sẽ sớm được kích hoạt.
Cách sắp xếp phong thủy cây trầu không trong nhà đem lại may mắn?
Việc sắp xếp cây trầu không trong nhà theo phong thủy là điều quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vận may và sự bình yên của gia chủ. Vị trí đặt phong thủy cây trầu không lý tưởng:
- Cây trầu không nên chỉ được trồng chếch một bên so với trục chính của ngôi nhà hoặc cửa chính. Quan trọng là không nên đặt cây trầu ngay giữa lối đi, bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến cát khí và vận may của gia chủ.
- Cây trầu không nên được trồng ở các vị trí phù hợp trong gia đình: 2 bên hông nhà, trong vườn, sau nhà.
- Không nên đặt cây trầu ngay cửa chính hoặc sát lối đi vì có thể gây cản trở và ảnh hưởng đến luồng năng lượng tích cực.
- Tránh đặt cây trầu trong phòng làm việc hoặc phòng ngủ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tập trung của gia chủ.