Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng hôm nay 11/2/2025. Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2025
Nội dung chính
Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng hôm nay 11/2/2025
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của năm, mang ý nghĩa cầu bình an, may mắn và tài lộc cho gia đình.
Bên cạnh đó, cúng rằm tháng Giêng còn là cách để giữ gìn nét đẹp truyền thống, gắn kết các thế hệ trong gia đình. Đây là dịp để con cháu học hỏi, hiểu hơn về đạo hiếu, về phong tục cội nguồn và duy trì những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Theo quan niệm dân gian, việc chọn giờ đẹp để cúng sẽ giúp gia tăng vượng khí, thu hút điều tốt lành và tránh được những xui rủi không mong muốn.
Ngày 11/2/2025 tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch, gia chủ cũng có thể làm lễ cúng rằm tháng Giêng vào ngày này.
Dưới đây là những khung giờ hoàng đạo thích hợp để cúng rằm tháng Giêng hôm nay 11/2/2025:
- 7h - 9h (Giờ Nhâm Thìn): Tốt cho cầu tài lộc, công danh thăng tiến.
- 11h - 13h (Giờ Giáp Ngọ): Mang lại may mắn, sức khỏe dồi dào.
- 13h - 15h (Giờ Ất Mùi): Gia đạo bình an, mọi việc hanh thông.
- 19h - 21h (Giờ Mậu Tuất): Tốt cho việc cúng sao giải hạn, cầu phúc cho cả năm.
Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng hôm nay 11/2/2025. Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2025 (Hình từ Internet)
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2025
Sau đây là mẫu văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2025 tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tông thần. Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần. Tín chủ (chúng) con là: ……………………... ngụ tại: …………………………………………… Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) |
Cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?
Cúng rằm tháng Giêng không cần mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng nhất là lòng thành. Tùy theo điều kiện và phong tục từng gia đình, mâm cúng có thể linh hoạt nhưng vẫn giữ ý nghĩa tri ân tổ tiên, thần linh và cầu mong một năm bình an.
Cỗ cúng rằm tháng Giêng thường gồm những lễ vật sau:
- Trái cây: Thường là mâm ngũ quả gồm chuối, bưởi, đào, quýt, dưa hấu, tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy.
- Hoa tươi: Hoa huệ, cúc vàng, lay ơn được chọn để thể hiện sự thanh khiết và lòng thành kính.
- Hương, đèn nến: Mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu phúc.
- Trầu cau: Biểu tượng của sự gắn kết và chân thành.
- Rượu, nước, trà: Tượng trưng cho sự thanh sạch, trong sáng.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể chọn làm mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng:
(1) Mâm cỗ mặn
Mâm cỗ mặn thường gồm các món truyền thống:
- Gà luộc: Biểu trưng cho sự trọn vẹn, đầy đủ.
- Xôi gấc, xôi đỗ xanh: Tượng trưng cho may mắn, no ấm.
- Giò lụa, giò thủ: Biểu tượng tài lộc, sung túc.
- Nem rán: Món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt, mang ý nghĩa đa dạng, phong phú.
- Thịt kho tàu: Tượng trưng cho sự giàu sang, thịnh vượng.
- Canh mọc hoặc canh bóng thả: Mang ý nghĩa sum vầy, gắn kết.
- Rau củ luộc: Lời chúc sức khỏe, tươi mới.
(2) Mâm cỗ chay
Cúng chay mang ý nghĩa thanh tịnh, hướng đến điều thiện lành. Một mâm cỗ chay đơn giản gồm:
- Xôi gấc, xôi đỗ xanh: Tượng trưng cho phúc lộc, đoàn viên.
- Nem chay: Làm từ rau củ, nấm, đậu phụ, thanh đạm mà vẫn hấp dẫn.
- Đậu hũ chiên sả: Giản dị nhưng thơm ngon.
- Canh nấm: Ngọt tự nhiên, thanh mát.
- Rau củ luộc hoặc xào chay: Bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
- Chè trôi nước: Tượng trưng cho sự viên mãn, hạnh phúc.
Ngoài việc chuẩn bị lễ vật, gia chủ cũng nên giữ tâm thanh tịnh, tránh sát sinh, làm việc thiện và suy nghĩ tích cực trong ngày này để thu hút năng lượng tốt, giúp cả năm hanh thông, vạn sự như ý.
Rằm tháng Giêng có phải ngày lễ lớn trong năm không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày rằm tháng Giêng không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.