Trái cây cúng rằm tháng Giêng nên chọn loại nào?
Nội dung chính
Trái cây cúng rằm tháng Giêng nên chọn loại nào?
Trái cây cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) thường được chọn theo nguyên tắc tươi ngon, có màu sắc đẹp, mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Mâm ngũ quả là lựa chọn phổ biến, nhưng cũng có thể sắp lễ đơn giản với các loại trái cây phù hợp.
(1) Các loại trái cây nên dùng để cúng rằm tháng Giêng
- Chuối: Tượng trưng cho sự sum vầy, che chở, mang lại may mắn.
- Bưởi: Tượng trưng cho sự tròn đầy, bình an, tài lộc.
- Đu đủ: Mang ý nghĩa đầy đủ, thịnh vượng, sung túc.
- Xoài: Phát âm gần giống "xài", mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, không thiếu thốn.
- Thanh long: Màu đỏ may mắn, tượng trưng cho rồng thiêng, giúp công danh thuận lợi.
- Táo đỏ: Biểu tượng của sự bình an, thịnh vượng.
- Dưa hấu: Màu đỏ ruột dưa tượng trưng cho phúc lộc, may mắn.
- Nho, cam, quýt: Đại diện cho sự thành công, phát đạt.
(2) Các loại trái cây nên tránh khi cúng
- Lê: Âm đọc giống “lê lết”, mang ý nghĩa không may.
- Sầu riêng: Gắn với chữ “sầu”, dễ mang lại vận xui.
- Mận: Liên quan đến sự bấp bênh, không vững vàng.
- Các loại trái cây có gai sắc nhọn (như mít, chôm chôm): Không phù hợp cho lễ cúng, nhất là trên bàn thờ Phật.
(3) Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa
- Sắp xếp theo ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ): Nên chọn 5 loại quả có màu sắc khác nhau để cân bằng âm dương, thu hút tài lộc.
- Rửa sạch nhưng không gọt vỏ, không cắt tỉa để giữ nguyên vẹn ý nghĩa sung túc.
Khi cúng rằm tháng Giêng, quan trọng nhất là tấm lòng thành kính. Dù mâm quả đơn giản hay cầu kỳ, miễn là sạch sẽ, tươi ngon thì đều mang lại ý nghĩa tốt lành cho cả năm.
Trái cây cúng rằm tháng Giêng nên chọn loại nào? (Hình từ Internet)
Khung giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng 2025
Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch). Theo quan niệm dân gian, việc chọn giờ hoàng đạo để cúng sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.
Dưới đây là các khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng rằm tháng Giêng :
* Ngày 15 tháng Giêng (12/2/2025):
- Giờ Quý Mão (5h - 7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo, thích hợp cho việc khởi sự mới và tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.
- Giờ Bính Ngọ (11h - 13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo, được xem là khung giờ đại cát để cúng Rằm tháng Giêng, giúp công việc làm ăn thuận lợi và cuộc sống sung túc.
- Giờ Mậu Thân (15h - 17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo, rất tốt cho khởi sự và mưu sự thuận lợi.
- Giờ Kỷ Dậu (17h - 19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo, thích hợp để lập nghiệp và bắt đầu công việc mới, làm gì cũng có quý nhân phù trợ.
* Ngày 14 tháng Giêng (11/2/2025):
Nếu không thể cúng vào ngày chính Rằm, bạn có thể thực hiện vào ngày 14 với các khung giờ tốt sau:
- Giờ Nhâm Thìn (7h - 9h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo.
- Giờ Giáp Ngọ (11h - 13h): Giờ Thanh Long hoàng đạo.
- Giờ Ất Mùi (13h - 15h): Giờ Minh Đường hoàng đạo.
- Giờ Mậu Tuất (19h - 21h): Giờ Kim Quỹ hoàng đạo.
Việc chọn giờ hoàng đạo để cúng Rằm tháng Giêng giúp gia đình thể hiện lòng thành kính và cầu mong một năm mới bình an, may mắn, công việc thuận lợi.
Đốt vàng mã ngày rằm tháng Giêng tại nơi tổ chức lễ hội không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Như vậy, cá nhân có hành vi đốt vàng mã ngày rằm tháng Giêng tại nơi tổ chức lễ hội không đúng quy định có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).